Các giai phẩm báo chí đặc biệt trong đời sống báo chí, đời sống tinh thần của công chúng Việt Nam suốt hơn 100 năm qua đang được trưng bày tại khuôn viên ngoài trời Bảo tàng Hà Nội.
Trang nhất tờ Gia Định báo năm 1866.
Tờ Nông-Cổ Mín-Đàm ra ngày 26/1/1905 (năm Giáp Thìn).
Bìa báo Đại Đoàn Kết số Tết Đinh Tỵ 1977.
Số Xuân báo Dân chúng năm 1939.
Bìa báo Sự thật, số đặc biệt Tết Bính Tuất 1946.
Bìa báo Xuân 1954 của tờ Nhân loại.
Trang nhất báo Quân đội Nhân dân ra ngày 1/2/1954.
Báo Cứu Quốc số Tết Mậu Tý 1949.
Tờ Khoa học Phổ thông số Xuân Nhâm Thìn 1952.
Báo Văn nghệ Quân đội ra ngày 6/2/1956, số đặc biệt về Tết Bính Thân.
Sài Gòn Mới số Xuân Tân Mão 1951.
Tuần báo Đàn bà, Xuân Nhâm Ngọ 1942.
Trang nhất báo Nhân dân năm 1976.
Báo Tết Xuân Đinh Mùi của tờ Cờ Giải phóng ra ngày 1/2/1967.
Báo Xuân Kỷ Dậu của tờ Lao động ra ngày 15/2/1969.
Tờ Tiến lên đón Tết Bính Thân ra ngày 11/2/1956.
Báo Trường Sơn số Tết Quý Sửu 1973.
Bìa báo Tết Quý Sửu 1973 của báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Thiếu niên Tiền phong ra ngày 15/1/1987 đón Tết Đinh Mão.
Bìa báo Xuân Tin tức Buổi chiều của TTXVN, năm Nhâm Thân 1992. 
Bìa báo Phụ nữ Thủ đô, số Tết Giáp Tuất 1994.
Báo Nhà báo và Công luận ra ngày 30/12/1996.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô chào Xuân 2000.

Hội Báo toàn quốc 2023 khai mạc sáng 17/3 với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo” tại Bảo tàng Hà Nội. Đây là sự kiện báo chí có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với nhiều hoạt động, thu hút 87 gian trưng bày các ấn phẩm báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2022 và quý I năm 2023.

Hội Báo có sự góp mặt của 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; cùng các gian trưng bày chuyên đề tiêu biểu của các Liên Chi hội: Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN, Bộ TT&TT…

Trong 3 ngày, Hội Báo toàn quốc 2023 mang đến cho công chúng và các nhà báo, hội viên nhiều hoạt động nghiệp vụ, văn hóa phong phú có sức lôi cuốn, góp phần tăng thêm sự gắn bó giữa báo chí với công chúng.