Dịch cúm corona đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của các nhà hàng. Trước đó, không ít nhà hàng còn phải chịu tác động từ việc tăng giá thịt lợn và Nghị định 100.

Tháng 11 năm ngoái (2019), chị Giang - chủ quán lẩu Quý (thị trấn Hoài Đức) đã phải chịu lỗ cả tháng trời để giữ khách. Theo chủ quán này, giá thịt lợn và nội tạng bắt đầu tăng giá chóng mặt.

{keywords}
Quán lẩu nướng bị ảnh hưởng nhiều vì giá thịt lợn

Trước đây, quán này nhập thịt ba chỉ chỉ 85 nghìn đồng/kg, sụn lợn 95 nghìn đồng/kg, dạ dày với dải lợn cũng chỉ 110 - 120 nghìn đồng/kg. Thế nhưng, thời điểm tháng 11, giá nhập vào đã lên tới 170 nghìn đồng/kg dạ dày và dải, sụn tăng lên 140 nghìn đồng/kg. Riêng nầm lợn tăng từ 90 lên 150 nghìn đồng/kg.

Việc tăng giá thịt lợn kéo dài đến gần Tết khiến cho lượng khách đến quán chị Giang giảm đáng kể. Thế nhưng, giá thịt lợn chưa kịp giảm thì Nghị định 100 đã một lần nữa khiến khách không còn muốn tới các quán nhậu.

{keywords}
Phố bia cũng vắng vẻ vì Nghị định 100

Các quán bia nổi tiếng cũng đã vắng vẻ hơn. Người dân cũng bỏ thói quen nhậu không hẹn trước sau giờ làm. Ngay cả các phố bia như Tăng Bạt Hổ, Tạ Hiện,…cũng không tránh được tình cảnh đó. 

Sau một thời gian Nghị định 100 có hiệu lực, các quán ăn đã thực hiện nhiều cách để người dân thích nghi với quy định mới. Nhưng chưa kịp kéo khách lại, thì dịch cúm corona lần thứ 3 khiến chủ nhà hàng, quán nhậu không còn động lực kinh doanh.

{keywords}
Quán bia đóng cửa vì dịch cúm corona

Một trong số đó là anh H (Gia Lâm, Hà Nội), trước đây quán anh H luôn rất đông người tới nhậu vào các buổi chiều. Bởi xung quanh quán anh H có rất nhiều sân bóng đá, các khu tập thể thao. Sinh viên rất hay qua lại khu vực này để đi bộ, tập thể dục.

Thế nhưng gần đây, khi sinh viên được nghỉ học do dịch cúm corona, quán anh H không một ai lui tới.

“Mở nhiều ngày mà không có khách, tôi rất sốt ruột bởi chi phí vận hành rất lớn. Các khoản lớn như tiền thuê nhân viên, tiền điện nước, tiền mặt bằng,…khiến tôi không lo nổi. Chưa kể, giá nguyên liệu sau Tết vô cùng đắt đỏ, cộng với việc người dân tích trữ đồ phòng dịch, nên tôi đành phải tạm đóng cửa quán”, anh H nói.

Quán anh H đang tạm đóng cửa và cho nhân viên nghỉ hết đến ngày 19/2. Tuỳ theo tình hình dịch, anh H có thể sẽ lùi lịch mở cửa đến khi nào sinh viên quay trở lại đi học.

{keywords}
Đóng cửa im lìm chưa biết ngày trở lại
{keywords}
Nhiều quán nhậu tạm nghỉ

Một quán bia khác gần đó cũng đang cửa đóng then cài. Thử liên lạc với chủ quán thì được biết, quán này sẽ nghỉ hết tháng 2. Bởi có mở ra cũng chẳng có khách, nên để tiết kiệm chi phí vận hành, quán đóng luôn chờ tin tức.

{keywords}
Các loại hình kinh doanh khác cũng gặp khó khăn

Không chỉ quán bia, nhà hàng mà ngay cả các loại hình kinh doanh khác như trà chanh, cơm bình dân,…cũng đang tính chuyện tạm nghỉ.

(Theo Dân trí)