Hiện đã có gần 600 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kiểm tra, kết quả cho thấy, các DN này có những thủ thuật khá tinh vi, nhằm trốn thuế hàng ngàn tỷ đồng.
TIN BÀI KHÁC
Nơi 'trọ' thiên đường của Jolie-Pitt ở Côn Đảo
Hé lộ chuyên cơ chở gia đình Brad - Angelina
Tiền bẩn' dễ thành 'tiền sạch'
Vì sao thị trường bất động sản chưa thoát khỏi u ám?
Phát hiện viên kim cương thô trị giá 1 triệu USD
Doanh nghiệp giở đủ 'mánh' trốn thuế
Theo bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính, đúng như kế hoạch đã đề ra đầu năm, trong năm 2011 này, Bộ đã tiến hành thanh, kiểm tra hàng trăm doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, lỗ liên tục hai năm trở lên nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, trong 9 tháng đầu năm nay, toàn ngành đã thực hiện thanh tra 585 DN có dấu hiệu chuyển giá, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các Cục Thuế đã thực hiện thanh tra 576 doanh nghiệp, Thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện thanh tra 9 doanh nghiệp. Cục Thuế TP.HCM là đơn vị đạt mức cao nhất về số lượng doanh nghiệp được thanh tra (138 doanh nghiệp/tổng số 235 doanh nghiệp phải thanh tra).
Nhiều doanh nghiệp khai báo lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh - (Ảnh minh họa) |
Kết quả có đến 494 DN thuộc diện bị xử lý với nhiều kiểu vi phạm. Sai phạm phổ biến nhất được phát giác là hạch toán chi phí trước nhưng chưa chi; trích lập dự phòng chưa đúng quy định; chi phí không có hóa đơn, chứng từ, vượt định mức; hạch toán chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lương, nâng khống giá trị tài sản góp vốn vào công ty liên kết, giảm chi phí chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, chuyển lỗ không đúng quy định, giảm chi phí lãi vay không đúng quy định...
Trong số DN bị kiểm tra, có 401 DN bị phát hiện có các sai phạm kể trên. Sau khi yêu cầu hạch toán lại, các DN này giảm lỗ 1.544 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng số giảm lỗ mà Tổng cục Thuế xác định được. 104 doanh nghiệp vi phạm hạch toán không đúng lãi vay làm số lỗ phát sinh thêm 258,8 tỷ đồng.
Ngoài ra các DN ngoại này còn có các mánh khác như ghi khống dịch vụ, quên hạch toán. Chỉ tính trên quyết định xử lý 9 tháng, ngành thuế đã loại khỏi số lỗ hơn 3.750 tỷ đồng của các DN FDI, truy thu thuế hơn 978 tỷ đồng (tăng 4 lần so với cùng kỳ năm trước), xử phạt hơn 272 tỷ đồng trường hợp vi phạm.
Xử lý phải… mạnh tay
Tại một số doanh nghiệp, sau thanh tra phát hiện không lỗ mà còn phát sinh dương thu nhập chịu thuế. Qua công tác thanh tra phát hiện các hành vi vi phạm liên quan tới chuyển giá của doanh nghiệp dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ, nhiều Cục Thuế đã có biện pháp đấu tranh để doanh nghiệp chấp nhận kê khai đúng quy định. Các đơn vị cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách thuế trong lĩnh vực chuyển giá góp phần tích cực trong việc chống thất thu ngân sách nhà nước và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế.
Chuyển giá là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh và chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài. |
Cũng trong thời gian này, cơ quan thuế đã kiểm tra tại trụ sở 26.483 doanh nghiệp nộp thuế, số tiền kiến nghị truy thu và phạt là 2.519 tỷ đồng, tăng hơn 85% so với cùng kỳ năm 2010, đã nộp vào ngân sách nhà nước là 1,777 tỷ đồng. Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế cũng được đẩy mạnh với hơn 1 triệu hồ sơ.
Đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế, trong 8 tháng đầu năm đã thu được khoảng 67% tổng số nợ với số tiền là 18.039 tỷ đồng. Trong đó thu qua biện pháp quản lý nợ là 16.916 tỷ đồng và bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 1.223 tỷ đồng.
Tổng số nợ thuế của toàn ngành tính đến thời điểm 31/8 là hơn 32.809 tỷ đồng, trong đó nợ khó thu là hơn 1.152 tỷ đồng. So với thời điểm 31/12/2010, tổng số nợ thuế tính đến 31/8 tăng hơn 5.899 tỷ đồng.
Theo một thanh tra Tổng cục Thuế, cái khó nhất hiện nay là do Việt Nam là thị trường nhỏ nên dù đã có hiệp định về thuế, nhiều khi chúng ta vẫn thiệt. "Nước Mỹ cần thông tin về cá tra, cá ba sa là chúng ta phải lục tung tất cả những dữ liệu kể cả thuế để cung cấp cho họ ngay, nếu không chúng ta sẽ mất bạn hàng, mất thị trường. Nhưng ngược lại, giả sử chúng ta cần thông tin từ một nước lớn, chúng tôi đã từng làm và không dễ dàng gì. Không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước khác, đây cũng là một vấn đề nan giải đối với quản lý và thanh tra thuế. Thực tế, để có một cuộc thanh tra chuyển giá có lúc mất từ 5-7 năm, cần phải có những cán bộ rất giỏi nghiệp vụ thuế và kiên trì".
Vì vậy, cần xác định “phòng hơn là chống” nghĩa là phải kiểm soát ngay từ khi DN mới đặt chân vào đầu tư, nhận dạng các chiêu lách thuế, cần phân loại từng đối tượng xem đặc thù của DN từng nước để đặt ra cách thức quản lý ngay từ đầu. Cơ quan thuế phải có giải pháp thanh tra ngay từ khâu kê khai. Có thể phải sửa luật quản lý thuế theo phương thức quy định mức thu tối thiểu, mà hiện một số nước chưa có công nghệ quản lý tiên tiến đang áp dụng. Cùng đó, có thể ngành thuế sẽ đề nghị sửa Luật DN theo quan điểm hạn chế cấp phép đầu tư mở rộng, nếu DN báo lỗ những năm đầu.
(Theo Bưu điện Việt Nam)