Như đã phản ánh tình trạng nhiều người chết vì ung thư tại xã Cổ Dũng (huyện Kim Thành, Hải Dương) - người dân lo lắng trước việc nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt có sử dụng chôn lấp rác đặt ngay cạnh sông sẽ tiềm ẩn ô nhiễm môi trường...

Theo các chuyên gia về môi trường, việc đặt nhà máy xử lý rác thải rất gần dòng - nguồn cung cấp nước sản xuất và nước sạch sinh hoạt của người dân là điều bất cập. 

{keywords}
Nhà máy xử lý rác nằm sát khu dân cư, sát với sông Rạng - nguồn cung cấp nước sản xuất nước sạch sinh hoạt của người dân Hải Dương

Tháng 7/2012, nhà máy xử lý rác đi vào vận hành, công suất thiết kế xử lý 64.000 tấn rác thô/năm; 175 tấn rác thải/ngày, thành phẩm khoảng 12.390 tấn phân hữu cơ/năm. Tuy nhiên khi hoạt động, nhà máy chỉ xử lý được 45% rác, còn lại phải đốt.

Sau thời gian vận hành không hiệu quả, nhà máy được “chuyển giao” cho một đơn vị tư nhân. Sản phẩm phân hữu cơ sản xuất ra không tiêu thụ được nên nhà máy phải ngừng dây chuyền sản xuất phân vi sinh, toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt phải chuyển xử lý bằng công nghệ đốt.

Tháng 1/2015, đơn vị vận hành nhà máy có văn bản xin trả lại nhà máy rác cho UBND tỉnh Hải Dương.

{keywords}
Với việc chôn lấp rác thải, nếu không quản lý tốt vấn đề môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Tháng 11/2016, UBND tỉnh giao nhà máy cho công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương - đơn vị chuyên về lĩnh vực cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, xây dựng... 

Đơn vị chủ quản từng bị bắt quả tang xả thải

Ông Tạ Minh Hồng, Phó giám đốc Sở TN&MT Hải Dương cho biết, tháng 3/2018, nhà máy xử lý rác thải Việt Hồng đi vào hoạt động thử nghiệm sau gần 3 năm "đắp chiếu". Đến tháng 1/2019, Sở TN&MT mới cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt vào tháng 1/2018. Tháng 12/2018, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải Việt Hồng. 

{keywords}
Núi rác thải bên trong nhà máy

 

{keywords}
 

Việc giao công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương - đơn vị chuyên về lĩnh vực cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, xây dựng... đi xử lý rác thải khiến không ít người dân ở ven sông Rạng thêm lo lắng. 

{keywords}
Cột khói khổng lồ ngày đêm nhả khói và mùi hôi thối về khu đông dân cư của xã Cổ Dũng

Hơn 1 năm trước, tháng 1/2018, liên ngành gồm Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT); Cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an), Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra đột xuất công ty CP quản lý công trình đô thị Hải Dương bắt quả tang đơn vị này có hành vi xả thải ra Kênh T2 - tuyến kênh có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tưới tiêu thoát nước cho cả một lưu vực rộng lớn thuộc TP Hải Dương.

Người dân lo lắng, nếu tiếp tục buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát, nhà máy xử lý rác Việt Hồng sẽ là nguồn cơn đầu độc nguồn nước, bầu không khí của các xã xung quanh thuộc hai huyện Thanh Hà, Kim Thành.

Trăm người ung thư lần lượt chết, hoang mang cột khói phun ngùn ngụt

Trăm người ung thư lần lượt chết, hoang mang cột khói phun ngùn ngụt

 Mỗi năm xã Cổ Dũng (Kim Thành, Hải Dương) có hàng chục người mắc bệnh ung thư qua đời. Người dân hoang mang với ô nhiễm, hôi thối từ nhà máy xử lý rác thải liền kề.  

Thái Bình