Quyết định phê duyệt này sẽ thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện từ nay tới tháng 12 của Ấn Độ. Theo kết quả thử nghiệm với 28.000 tình nguyện viên, vắc xin đạt hiệu quả 66,6%.

Nhà sản xuất đặt mục tiêu cung cấp 100 đến 120 triệu liều mỗi năm. Họ khẳng định vắc xin có hiệu quả với các biến thể mới, đặc biệt là chủng Delta.

{keywords}

Vắc xin DNA là gì

Các loại vắc xin hiện tại chủ yếu tập trung đưa vào cơ thể tác nhân sống giảm độc lực để kích thích hệ miễn dịch hoặc tìm ra kháng nguyên để hệ miễn dịch phản ứng.

Trong khi đó, vắc xin DNA sử dụng phiên bản không sao chép, được biến đổi gene của một loại phân tử DNA gọi là plasmid - phân tử DNA mạch đôi dạng vòng.

Các plasmid này được mã hóa để tạo ra protein đột biến của SARS-CoV-2. Hệ miễn dịch của con người sẽ nhận ra đây là một mối đe dọa và phát triển các kháng thể để đáp ứng.

Không giống như hầu hết các loại vắc xin cần 1 hoặc 2 liều, ZyCoV-D được sử dụng với 3 liều, khoảng cách 28 ngày giữa mỗi liều.

Ngoài ra, các nhân viên y tế sẽ không sử dụng kim tiêm. Thay vào đó, họ dùng một thiết bị có thể đưa dòng vắc xin dưới dạng chất lỏng vào dưới da.

Mức độ an toàn và hiệu quả

ZyCov-D đã trải qua 3 giai đoạn của thử nghiệm lâm sàng với hơn 28.000 người tham gia. Trong số đó có 1.000 người từ 12 đến 18 tuổi.

Vào tháng 12/2020, Chủ tịch Tập đoàn Zydus, Pankaj R Patel, cho biết, giai đoạn đầu tiên của cuộc thử nghiệm cho thấy, vắc xin an toàn và có khả năng sinh miễn dịch.

Theo dữ liệu cho đến nay, vắc xin trên có thể làm giảm khả năng mắc Covid-19 có triệu chứng gần 67% ở những người đã tiêm vắc xin so với những người khác. 

Hai liều vắc xin dường như là đủ để ngăn phát triển các triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19 và nguy cơ tử vong. Trong khi đó, ba liều khiến các triệu chứng dừng ở mức độ vừa.

Khả năng chống lại biến thể Delta

Thử nghiệm giai đoạn 3 của ZyCov-D được tiến hành quy mô lớn tại 50 điểm ở Ấn Độ trong thời kỳ đỉnh điểm đợt dịch Covid-19 thứ 2. Công ty sản xuất tin rằng điều này tái khẳng định hiệu quả của vắc xin đối với biến thể Delta.

“Bạn biết rằng 99% các chủng được tìm thấy trong các xét nghiệm là biến thể Delta… Dữ liệu của chúng tôi được ghi nhận vào thời kỳ cao điểm tháng 4, 5, 6”, Tiến sĩ Patel nói.

Hãng dược cũng khẳng định có thể nâng cấp ZyCov-D nếu cần để nhắm mục tiêu tới các biến thể khác dễ lây nhiễm hoặc độc hại hơn.

Mối lo ngại

Trước đây đã có một số lo ngại về mức độ an toàn của vắc xin DNA, bao gồm cả khả năng tích hợp vào DNA của tế bào hoặc gây ra các bệnh tự miễn.

Tuy nhiên, bác sĩ và nhà nghiên cứu vắc xin, Tiến sĩ Margaret A Liu, nhận định: “Cho đến nay, cả xét nghiệm tiền lâm sàng và theo dõi lâm sàng đều cho thấy vắc xin DNA không tác động xấu tới khả năng miễn dịch”.

Tiến sĩ Patel cho biết bản chất vắc xin DNA là không lây nhiễm. Chúng không liên quan đến việc sử dụng các phần tử có khả năng gây hại khác như vector virus.

An Yên (Theo Reuters, Indian Express)

Ngày 23/8 có 10.397 ca Covid-19 mới, Bình Dương có số mắc giảm nhiều

Ngày 23/8 có 10.397 ca Covid-19 mới, Bình Dương có số mắc giảm nhiều

Ngày 23/8, Bộ Y tế công bố 10.397 ca Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc trong cả nước lên 358.456 trường hợp (đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Hà Nội thêm 13 ca dương tính nCoV, cả ngày 23/8 có 36 bệnh nhân

Hà Nội thêm 13 ca dương tính nCoV, cả ngày 23/8 có 36 bệnh nhân

Sở Y tế Hà Nội tối nay công bố thêm 13 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm 2 trường hợp phát hiện tại cộng đồng và 11 người ở khu cách ly. Như vậy cả ngày 23/8, Hà Nội đã công bố tổng số 36 ca bệnh.

Vắc xin Covid-19 phai dần theo thời gian như thế nào?

Vắc xin Covid-19 phai dần theo thời gian như thế nào?

Vắc xin Covid-19 ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong nhưng người đã tiêm chủng sẽ được bảo vệ trong bao lâu?