Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp đã có nhiều chương trình hợp tác thí điểm về thúc đẩy hiệu quả năng lượng.

Ví dụ một số dự án điển hình đã và đang được thực hiện như Thúc đẩy tiết kiệm trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE, 2019-2024), Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (WB-VEEIE, 2018-2022), dự án Sử dụng năng lượng hiệu quả và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam (2010-2012) đều cung cấp những gói hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho doanh nghiệp thực hiện giải pháp TKNL, kiểm toán năng lượng, ESCO...

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang nhận được nhiều chính sách khuyến khích thực hiện HQNL thông qua biểu giá điện hỗ trợ (FIT) cho năng lượng tái tạo, cơ chế phát triển sạch hay cơ chế tín chỉ chung.

{keywords}
Công nghiệp đã có nhiều chương trình hợp tác thí điểm về thúc đẩy hiệu quả năng lượng.

Các chuyên gia tư vấn khẳng định các dự án đã tạo tiền đề tốt cho việc cân nhắc một Chương trình thỏa thuận tự nguyện (VA) thí điểm trong lĩnh vực công nghiệp. Điển hình, trong khuôn khổ dự án GEF/WB "Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam", Bộ Công Thương và bảy doanh nghiệp đã ký kết các thỏa thuận, từ đó thực hiện nhiều nỗ lực tăng hiệu quả năng lượng, giảm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể về TKNL trong lĩnh vực công nghiệp vẫn còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng. Thực tế cho thấy trong giai đoạn vừa qua công nghiệp vẫn là lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng khi chiếm 54% nhu cầu năng lượng cuối cùng vào năm 2018, tăng gấp bốn lần kể từ năm 2000, và hiện chiếm 60% tổng lượng điện tiêu thụ.

Theo Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam, tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng có thể tăng lên gấp 3,5 lần vào năm 2050. Đây là một áp lực rất lớn cho hệ thống năng lượng quốc gia gồm cả nguồn cung và phân phối. Đồng thời tác động không nhỏ lên cả nền kinh tế.

Duy Khánh