- Hàng trăm hình ảnh, tư liệu giá trị, hiện vật lịch sử về Dinh Độc Lập lần đầu tiên được trưng bày tại TP.HCM.
Sáng nay, tại Hội trường Thống nhất, di tích quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập đã khai trương trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966” với hàng trăm tài liệu, hình ảnh có giá trị lịch sử quan trọng.
Trưng bày lần này, làm sáng tỏ câu chuyện về một dinh thự vốn là biểu tượng của chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ, tồn tại gần 100 năm. Điều khác biệt, lần trưng bày này thực hiện cách tiếp cận và phương pháp diễn giải mới về lịch sử.
Lễ cắt băng khai trương triển lãm |
Nguồn tư liệu trưng bày được lấy từ Trung tâm lưu trữ quốc gia của Việt Nam, Mỹ và Pháp. Đồng thời, đội ngũ nghiên cứu, thiết kế trưng bày là các chuyên gia trong và ngoài nước.
Tại đây, trưng bày tầng 1 được chia thành 4 chủ đề: Xây dựng đô thị Sài Gòn thời thuộc địa; Dinh Norodom; Những gương mặt Sài Gòn; Sài Gòn năng động.
Đặc biệt, trên tầng 2, giới thiệu sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm cùng quá trình xây dựng Dinh Độc Lập qua 6 chủ đề: Gia đình trị, Cuộc chiến giành quyền lực ở Sài Gòn; Đời sống Sài Gòn; Vụ ném bom đảo chính 1962; Khủng hoảng 1963; Xây dựng Dinh Độc Lập mới.
Phòng khách Dinh Gỗ năm 1982 |
Người tham quan sẽ được tự khám phá hơn 60 bức ảnh giới thiệu quá trình Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống và sự phân chia quyền lực trong gia đình họ Ngô với nhiều bí ẩn, phức tạp của những nhân vật: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Trần Lệ Xuân và cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Sài Gòn…
Phòng hòa nhạc và khiêu vũ Dinh Gỗ năm 1862 |
Bên cạnh đó, một số hiện vật đồng thời hoặc hiện vật mô phỏng như các đồ dùng liên quan đến các nhân vật trong gia đình họ Ngô: khăn đóng, máy chụp hình (của Ngô Đình Diệm), gạt tàn, tẩu thuốc (Ngô Đình Nhu), cơi đựng trầu (Ngô Đình Cẩn), khẩu súng (của bà Trần Lệ Xuân)…
Dinh Norodom 1873 |
Dinh Độc Lập lúc đang thi công |
Dinh Độc Lập bị ném bom ngày 27.2.1962 |
Hiện vật mô phỏng chiếc máy ảnh mà Ngô Đình Diệm thường dùng |
Một góc Sài Gòn xưa được tái hiện trong khu trưng bày |
Người tham quan trưng bày ghi lại hình ảnh chiếc máy ảnh của Ngô Đình Diệm |
Áp dụng công nghệ hiện đại tại khu trưng bày |
'Hai bảo vật quốc gia' húc đổ cổng dinh Độc Lập
2 chiếc xe tăng tiến vào cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 ghi dấu thời khắc lịch sử của dân tộc, giờ đây cả 2 xe đều là bảo vật quốc gia.
Xây bia tưởng niệm biệt động Sài Gòn tại dinh Độc Lập
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng bia tưởng niệm chiến sỹ biệt động Sài Gòn hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân tại dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất).
Thiết bị ít được biết đến trong dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập, rồi dinh Thống Nhất, hay nay gọi là hội trường Thống Nhất là những tên gọi khác nhau gắn với những thay đổi lịch sử.
Văn Bình