Tôi vẫn chưa tiến hành sản xuất kinh doanh và chưa Đăng ký, khai báo Thuế. Vậy có bị tướt Giấy phép và chịu phạt gì hay không?

2.  Theo tôi được biết để sản xuất kinh doanh kẹo mứt, ngoài đăng ký Hộ kinh doanh thì còn phải có Giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm và sau đó tiến hành Công bố Chất lượng sản phẩm. Vậy các trình tự thủ tục cấp phép như thế nào?

{keywords}
Ảnh minh họa

Thứ nhất: Đăng ký hộ kinh doanh tiến hành hoạt động thế nào?

Nếu hộ kinh doanh không kinh doanh quá 6 tháng liên tục mà không gửi thông báo , ngoài việc bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh theo điểm c khoản 1 và khoản 3 điều 78 nghị định 78/2015/NĐ-CP 

Điều 78. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

c) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký

3. Trường hợp hộ kinh doanh không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký hoặc không báo cáo về tình hình kinh doanh theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định này thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu đại diện hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để giải trình. Sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến báo cáo thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ quy định trên, nếu hộ kinh doanh không tiến hành hoạt động trong thời gian 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký thì sẽ phải đến giải trình.

Thứ hai: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và quyền lợi cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 Chính Phủ có quy định những đơn vị nào đang sản xuất, kinh doanh trên thị trường Việt Nam điều phải công bố bánh kẹo để chứng minh chất lượng an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Sản xuất kinh doanh mứt kẹo là loại thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương và theo khoản 1 điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP sản phẩm mứt kẹo sẽ thuộc loại danh mục thực phẩm mà tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ tiến hành tự công bố sản phẩm:

Điều 4. Tự công bố sản phẩm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

Trình tự tự công bố sản phẩm được thực hiện theo quy định tai điều 5 nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;

b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại điều 4 thông tư số 43/2018/TT-BCT như sau:

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Trường hợp đề nghị cấp lần đầu

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

2. Trường hợp đề nghị cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh

a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).

5. Trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh

a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Để đảm bảo quy định khi bán ra thị trường hộ kinh doanh cần đảm bảo đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm và tự công bố sản phẩm.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân, Hà Nội