- Thay vì “con ăn rau nhé” người mẹ đó nói “con ăn bắp cải nhé”, “đây là bắp cải trồng ở tỉnh Gunma”. Chị cũng không nói “con chó nhà bên cạnh”, mà nói “ chú chó tên Love giống Poodle của ông Inoue phòng 701”… Với cách nói chuyện sống động, rõ ràng như vậy vốn từ trẻ tích lũy ngày càng tăng nhanh; kiến thức về sự vât của trẻ cũng sâu sắc, chính xác hơn.

Người mẹ đó là Kato Kumiko, biên tập viên của một tờ nhật báo chuyên về ô tô. Khi đã bước qua tuổi 40, cô tham dự kỳ thi năng lực tiếng Anh cùng con trai và đạt được 840 điểm TOEIC. 

Ngoài ra, các kỳ thi khác về toán học, chữ Hán, lịch sử và tiếng Nhật cả hai mẹ con đều cùng tham dự và luôn giành được Hai mẹ con cậu được biết tới với khả năng sử dụng ngôn ngữ vô cùng phong phú và chính xác. Đặc biệt là con trai Kato Hiroto.

{keywords}
 
 Cuốn sách “Giúp con phát triển ngôn ngữ” của tác giả Kato Kumiko 
 

Cậu bé sinh năm 2000, bắt đầu học tiếng Anh từ lúc gần 4 tuổi và đã đạt 900 điểm trong kỳ thi TOEIC vào năm 12 tuổi. Cậu có sở thích sưu tập các xe ô tô, mô hình điện thoại di động và có biệt tài nhắm mắt nhận biết đồ vật. Cậu có thể phân biệt và gọi đúng tên, số hiệu, tên công ty chế tạo và chủng loại của 3000 chiếc mini – car, 600 mô hình điện thoại.

“Tôi nghĩ rằng mỗi khi trò chuyện với con, người mẹ chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình cố gắng dùng nhiều từ vựng để nói chuyện sẽ có tác dụng hơn là bó buộc phải dạy cho con thế này, thế kia. Giấy bút, bàn ghế, sách vở đều không cần thiết, trẻ chỉ cần vận dụng 5 giác quan của mình là nhớ được”, Kato Kumiko chia sẻ. 

Chị luôn cố gắng sử dụng hết cả cơ thể, vốn từ, giọng nói của mình để kích thích hơn nữa vào 5 giác quan của con.

Ngay khi con vừa 10 tháng tuổi, thời điểm trẻ bắt đầu nhớ được từ, bằng giọng nói dịu dàng, chị đã trò chuyện rất nhiều với con. Chủ đề câu chuyện giữa hai mẹ con càng ngày càng mở rộng. 

Việc trò chuyện này khách với đọc sách cho con nghe ở chỗ nội dung của nó gắn liền với kinh nghiệm và cuộc sống thực của cha mẹ và con đang diễn ra tại thời điểm đó, do đó con có thể nhớ được từ vựng nhanh, dễ dàng và chuẩn xác.

Trong nhà bếp, phòng tắm, ngoài đường đi… bất cứ nơi nào cũng có những câu chuyện để chị trao đổi với con. Ngồi trên ô tô chị trò chuyện một cách sôi nổi với con về khung cảnh nhìn thấy qua kính trước xe ô tô, những biển quảng cáo, logo, tên loại xe chạy ngang qua, biển báo chỉ đường..

“Khi tôi nói chuyện như thế, Hiroto luôn vui sướng nhìn chằm chằm về phía tôi và rồi bắt chước những từ mà tôi nói ra. Bằng phát âm còn ngọng nghịu của mình. Hiroto bắt chước từ ngữ của tôi và bập bẹ nói chuyện”.

Dạy con về những thứ cha mẹ yêu thích hoặc am hiểu thì bản thân cha mẹ cũng sẽ thấy được niềm vui trong việc đó và con cũng hứng thú. Người mẹ giỏi nấu ăn có thể dạy con về tên các loại thực phẩm, món ăn, dụng cụ làm bếp, cửa hàng mua thực phẩm. Người mẹ có sở thích cắm hoa chỉ cho con tên gọi các loài hoa, cây cối, cửa hàng hoa.

Kumiko thích ô tô và truyền cảm hứng đó cho con. Con chưa biết nói, chị “dùng ngón tay chỉ”, tức là đưa cho bé xem các tạp chí hoặc trang web có đăng biểu tượng của các hãng và hỏi “cái nào là Honda” và con sẽ chỉ vào biểu tượng đó. Chưa tới một tuổi con trai chị đã nhớ hầu hết các loại ô tô ra đời trên dưới 30 năm trở lại như Toyota, Honda, Rolls-Royce, Abarth. 

“Hãy vận dụng hết 5 giác quan trên cơ thể cũng như những trải nghiệm thực tế để mài giũa năng lực phán đoán cho trẻ. Không chỉ nhìn và nhớ, nghe và nhớ mà hãy cho trẻ được nếm, được sờ, được ngửi để trẻ được nếm trải hương vị của sự sáng khoái, thích thú khi được biết thêm một danh từ”, Kato nói

“Rất nhiều từ đối với trẻ con vẫn còn quá khó!” - một người mẹ tỏ ý ái ngại.

Chị trả lời: “Đó chỉ là nhầm tưởng của cha mẹ mà thôi. Đối với đứa trẻ lần đầu tiên nhớ tên các loại hoa anh đào, thuốc hạ sốt, chương trình tivi hay bất cứ sự vật gì thì trẻ đều nhớ được ngay cả. Bản chất của trẻ con là một loài động vật sống ham muốn tìm hiểu để biết thêm cái mới.

Theo kinh nghiệm của tôi, những đứa trẻ thường hay nói chuyện với mẹ, những đứa trẻ có mẹ ham khám phá, tìm hiểu tất cả đều thông minh. Không có trường hợp nào ngoại lệ”.

Phan Hà