- Ta đã qua thời kỳ quan liêu bao cấp, nhưng tổ chức bệnh viện vẫn chưa thay đổi tương ứng.

Đó là nhận định của ông Đỗ Trọng Cường khi bàn luận về chủ đề: Giám đốc bệnh viện có cần giáo sư?

Tại Việt Nam, cuộc tranh luận nên để bác sĩ hay nhà quản lý làm giám đốc bệnh viện có thể được làm sáng tỏ nếu tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nay đã xây dựng được một mô hình chuẩn với đa số nước trên thế giới.

{keywords}
Độc giả Đỗ Trọng Cường

Cách đặt vấn đề và tranh luận của ta đối với họ là đã xưa rồi. Ta đã qua thời kỳ quan liêu bao cấp, nhưng tổ chức bệnh viện vẫn chưa thay đổi tương ứng.

Ở nhiều nước các nước, giám đốc bệnh viện là nhà quản lý thực thụ dù có gốc gác ngành y hay không.

Giám đốc quản lý sẽ phụ trách chung từ khâu tổ chức, nhân sự, quản trị tài vụ... cho đến pháp lý, trừ công tác chuyên môn chữa trị bệnh nhân.

Còn người đứng đầu quản lý và điều hành về nghiệp vụ chuyên môn là một bác sĩ giỏi, có uy tín cao (tiếng Pháp gọi là doyen,  hiểu nôm na là giám đốc nghiệp vụ).

Giúp việc còn có y tá trưởng theo dõi, đôn đốc công tác trợ lý, chăm sóc người bệnh. Việc đánh giá chuyên môn, xử lý kỷ luật bác sĩ do một hội đồng y đức của các bác sĩ thực hiện.

Giám đốc bệnh viện là một nhà quản lý vì bệnh viện cũng có những vấn đề như doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai học quản trị kinh doanh cũng có thể quản lý bệnh viện nếu chưa qua quá trình tìm hiểu chuyên ngành.

Ngược lại, nếu bác sĩ muốn làm giám đốc cũng phải học qua khóa quản lý vì nhiều kiến thức cần biết vượt ra ngoài ngành y như quản trị kinh doanh và pháp lý.

Giám đốc nghiệp vụ cũng như đội ngũ bác sĩ rất được coi trọng, có khi lương cao hơn giám đốc nếu là giáo sư đầu ngành hoặc "của độc".

Chính uy tín, tên tuổi của đội ngũ bác sĩ tạo nên "thương hiệu" gắn với bệnh viện. Các bác sĩ khi đó sẽ không phải lo về cơ sở vật chất hay dính dáng đến tiền bạc.

Ở nhiều nước tiên tiến, có lẽ yêu cầu rất cao về nghiệp vụ quản lý và sự quý trọng vốn quý về chuyên môn mà họ không "cất nhắc"các bác sỹ giỏi lên làm giám đốc.

Ở ta, giám đốc phải làm một lúc 2 nghiệp vụ rất khác nhau với độ chuyên sâu cao nên khiếm khuyết là điều dễ hiểu. Trong bối cảnh mới, thiết nghĩ ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm trên, tính đến kinh nghiệm phổ quát trước khi tính đến đặc thù.

Đỗ Trọng Cường