- Trao đổi với VietNamNet , Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) Phạm Xuân Tiến cho biết, sở có chỉ đạo những trường có điều kiện đưa môn tiếng Anh giảng dạy từ lớp 1. Môn học này là môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 5.

"Vì là môn học tự chọn nên giáo trình cũng do các trường quyết định có giám sát của Phòng giáo dục các quận/ huyện" - ông Tiến nói. Tuy nhiên, một quy định bắt buộc là giáo trình không được nằm ngoài quy định của Bộ GD-ĐT.

Ngoài ra Sở có triển khai chương trình thử nghiệm "chất lượng cao" ở một số trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất. Chương trình này các trường thực hiện liên kết đào tạo trung tâm tiếng Anh có uy tín và đã được sở thẩm định.

Có một thực tế như báo chí phản ảnh là mỗi trường dùng một giáo trình giảng dạy tiếng Anh khác nhau nhưng về bản chất - đây là môn học tiếng nên nội dung không khác nhau, ông Tiến khắng định.

Chủ trương là để các cháu làm quen, đến khi Bộ triển khai học ngoại ngữ từ lớp 3 thì lúc đó các trường sẽ đi theo chương trình chuẩn của Bộ. Còn hiện nay là khuyến khích các trường có điều kiện đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy để các cháu làm quen.

Về việc liên kết với trung tâm đào tạo tiếng Anh trong nhà trường thì Sở không khuyến khích nhưng cũng không cấm các trường có điều kiện thực hiện. Theo ông Tiến thì nên cho trẻ làm quan với tiếng Anh từ 4-5 tuổi là tốt nhất.

Nắm bắt được chủ trương này nhiều trường đã không bỏ lỡ "cơ hội" cho học sinh làm quen với môn tiếng Anh. Chính vậy, dù trẻ chưa biết chữ nhưng không ít trường mầm mon trên địa bàn đã đưa môn học này vào giảng dạy.

Và khi đưa vào mà không có người học thì không thành công nên từ môn học tự chọn đã biến tướng thành môn "không học không được" khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Một phụ huynh có con học Trường mầm non B cho biết, khi nhà trường thông báo đưa chương trình học tiếng Anh vào tôi không định đăng ký cho cháu vì muốn cháu không bị gò bó quá nhiều vào chuyện học từ bậc học mầm non.

Sau đó cô giáo thuyết phục nên cho con học, vì học với thầy "Tây" mà giá 450.000 đồng tháng thì không đắt nên đành đăng ký cho cháu học. Vì chưa biết chữ nên cháu chỉ nghe và phát âm lại những gì thầy nói.

Đồng quan điểm, trẻ mầm non thì chưa cần phải học tiếng Anh nên một số phụ huynh còn thờ ơ với những thông báo của nhà trường. Nhưng rồi nghĩ lại "cả lớp học mà con không học thì đến giờ đó con đi đâu" nên nhiều người đăng ký cho con theo học.

Lăn tăn chất lượng

Giáo trình tiếng Anh đang triển khai ở nhiều trường tiểu học hiện nay không trường nào giống trường nào. Điều này khiến phụ huynh hoang mang.

Một phụ huynh có con học Trường Tiểu học Hoàng Diệu cho hay, chỉ vì nói nhỏ con đã không đậu vào chương trình tiếng Anh "chất lượng cao" - Chương trình có liên kết với Trung tâm Language Link. Do đó cu cậu phải theo học chương trình Phonix, mỗi tháng chỉ đóng 60.000 ngàn.

"Không trúng tuyển vào chương trình "chất lượng cao" cộng với việc học tự chọn không thi nên cũng không hy vọng là cháu học được môn này trong trường nên ra Tết sẽ cho học thêm ở trung tâm" - phụ huynh này nói.

Với kỳ vọng con sẽ được đi nước ngoài nên để đạt mục tiêu này bắt buộc phải học thêm ở ngoài thì mới có thể học tiếng Anh giỏi.

Phụ huynh khác có con học Trường tiểu học Ngọc Lâm (Hà Nội) may mắn hơn khi được lọt vào lớp học tiếng Anh với thấy "Tây" từ năm học đầu tiên. Một tuần học 2 buổi nhưng theo phụ huynh này thì hiệu quả chưa được như mong muốn.

Về nhà, bé vẫn không phát âm nổi, tuy nhiên đánh giá cuối kỳ và cuối năm thì điểm số của các cháu không vênh nhau là mấy.

Đánh giá về giáo trình tiếng Anh đang dùng trong các trường tiểu học hiện nay ông Phạm Xuân Tiến cho rằng, mỗi chương trình có tính tích cực của nó. Và học ngoại ngữ mà được học với thầy Tây thì tốt hơn vì trẻ học được cách giao tiếp với người nước ngoài nên phát âm sẽ chuẩn hơn.

Ở góc độ nhà quản lý và cũng là phụ huynh có cháu đang học chương trình tiểu học quốc tế của Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm - bà Nguyễn Thị Hiền cho trải nghiệm, trẻ học tiếng Anh với người nước ngoài từ nhỏ không chỉ phát âm chuẩn hơn mà còn tự tin hơn trong giao tiếp và rất mạnh dạn.

Cho trẻ làm quen với ngoại ngữ càng sớm càng tốt nhưng không có nghĩa phải yêu cầu các con giỏi ngay, bà Hiền chia sẻ. Việc học ngoại ngữ là để các con thấm dần một cách tự nhiên chứ  không áp đặt.    

  • Kiều Oanh
Phụ huynh trung lưu chọn tiếng Anh nào cho con?
Thay vì cho con học trường quốc tế với giá học phí trên trời, nhiều phụ huynh có mức kinh tế "bậc trung" lựa chọn các chương trình tiếng Anh "ngoại" đang được triển khai ở các trường tiểu học ở TP.HCM.
 
GV tiếng Anh được cấp kinh phí để đạt chuẩn năng lực
Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn bổ sung về kế hoạch triển khai và chế độ chính sách cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở tiểu học năm học 2011-2012.
 
Làm thế nào để nói tiếng Anh hay?
Để có thể nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ thì nên học càng sớm càng tốt - với những người còn trẻ; và với người trưởng thành thì thực hành là con đường duy nhất.
 
Giáo viên tiếng Anh tiểu học:Vừa thiếu vừa nguội?
Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin về tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh cho hệ tiểu học, đặc biệt là trong hoàn cảnh áp dụng thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học theo đề án dạy học ngoại ngữ.
 
Con học tiếng Anh, nhà giàu cũng 'mếu'
Bỏ ra cả đống tiền để con đi học tiếng Anh trong nhà trường, nhưng phần đông phụ huynh vẫn lăn tăn liệu chất lượng học có xứng với tiền đầu tư.
 
Khi người Việt ngọng Anh văn
Việc nói không tốt ngoại ngữ thông dụng nhất hiện nay là tiếng Anh đã và đang khiến cho người Việt mất đi nhiều cơ hội học tập tốt tại nước ngoài.