-Theo ý kiến của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc dạy văn, học văn và thi cử, môn Văn sẽ còn phải đổi mới nhiều mới tránh được tình trạng học sinh chỉ "học vẹt" và thi ĐH chỉ để kiểm tra kiến thức học thuộc.

Nhắn tin nhận điểm thi đại học, rinh thêm Ipad

Thí sinh trao đổi sau giờ thi môn văn


Thầy Nguyễn Đức Thạch, giáo viên Trường THPT Chu Văn An- Ninh Thuận: Tôi đã chấp nhận học trò điểm thấp

Tôi rất tâm đắc với ý kiến của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Dạy văn là phải dạy cách đọc, hình thành năng lực đọc, giải mã văn bản. Người dạy chỉ dạy những gì mang tính định hướng, hình thành phương pháp cho học sinh và phải để mỗi em được quyền bày tỏ ý kiến riêng của mình. Từ lâu tôi đã chấp nhận điểm của học trò mình thấp hơn một chút để có thể dạy như vậy.

Tôi không thích những câu hỏi trong tìm hiểu bài ở SGK hiện nay. Có thể thấy ngay rằng đây là những câu hỏi có tính chất "mớm cung", mới đọc lên đã thấy hướng trả lời được gợi ý sẵn ngay trong câu hỏi. Sách còn có thêm phần ghi nhớ khiến học trò càng dễ học đối phó.Tôi từng nói với học trò, nếu việc học văn chỉ cần thế thôi thì thế giới chỉ cần một nhà văn, một nhà phê bình và 1 tỷ con vẹt.

Nhưng để học sinh học như thầy Thống nói thực không đơn giản vì các em vốn quen ăn sẵn. Kiểm tra tác phẩm đã học, nếu tôi bảo các em thấy thích gì ở tác phẩm thì nói về cái đó, ngay lập tức học trò đã nhăn nhó: "Thầy hỏi thế thì em biết nói thế nào?". Cách thi cử, rồi SGK, cách dạy dẫn đến tình trạng học sinh chỉ học như mọt con vẹt. Học trò của tôi, em nào học giỏi thực sự, đi thi chỉ được 5 điểm, nhưng những em chỉ cần chịu khó đọc bài giảng lại được điểm 7, 8. Đáp án của Bộ GD-ĐT ở môn Văn thi ĐH chẳng khác môn Sử. Giáo viên khong chấm được vì có bài viết rất dở nhưng vẫn đúng ý, vẫn phải cho điểm. Theo tôi, chỉ có đáp án đề thi quốc gia, thi học sinh giỏi hay vì chỉ mang tnhs định hướng, dành đất  cho sự sáng tạo của học sinh.

Vì thế, đổi mới như vậy chắc chắn sẽ là một quá trình lâu dài. Có khoảng 50% giáo viên muốn thay đổi, nhưng chỉ có 20% dám làm và có lẽ, chỉ có 5% làm được. Có lẽ phải bắt đầu từ khâu ra đề thi, tức là từ trên xuống. Có như vậy thì giáo viên, học sinh mới tự rèn luyện, điều chỉnh để đáp ứng với việc thi cử.

Cô Trần Thị Phương Loan, giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ- Hà Nội: Chỉ học sinh chuyên Văn mới đáp ứng được


Dạy Văn để học sinh làm chủ tác phẩm và có thể giải mã văn bản hoàn toàn mới là hướng dạy rất tốt nhưng khó. Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự chủ rất cao. Nhiều khi, để có thể tự đọc được tác phẩm, học sinh phải có trình độ như ở Đại học. Ở trường tôi, chỉ có học sinh chuyên Văn mới đáp ứng được yêu cầu này. Còn đối với học sinh các lớp khác thì phải tăng thời lượng lên rất nhiều mới đáp ứng được yêu cầu đó.

Ở chương trình phổ thông, phần kiến thức để gợi mở cách đọc cho học sinh chưa nhiều, nhất là lý luận văn học.Việc định hướng sau bài lý luận để học sinh áp dụng kiến thức phân tích tác phẩm cũng quá ít nên năng lực khám phá tác phẩm văn học của các em chưa cao.

Cô Trần Thị Vĩnh, giáo viên Trường THPT Chuyên Hùng Vương- Phú Thọ: 18 tuổi cần biết thể hiện suy nghĩ của mình trước xã hội

Những thay đổi trong đề nghị luận xã hội khiến học sinh hướng ra bên ngoài xã hội, chăm nghe đài, đọc báo chứ không chỉ biết đến sách vở. Điều này phù hợp khi thi ĐH vì các em dã 18 tuổi, đã là công dân, cần phải biết thể hiện suy nghĩ của mình trước xã hội.

Tuy nhiên, đề nghị luận văn học chưa thay đổi được như NLXH. Đáp án của Bộ GD-ĐT rất an toàn, học sinh trung bình cũng có thể đáp ứng được nhưng học sinh khá, giỏi lại không có "đất" để thể hiện. Vì thế, ngời luyện thi hoàn toàn có thể mách nước cho học trò hạ cánh an toàn theo đáp án.

Bây giờ, nếu dạy học sinh cách đọc kịch, đọc văn xuôi, đọc thơ... và tự khám phá tác phẩm thì về lý thuyết, cách làm đó rất hay. Nhưng thực tế khó có thể thành công.

Nguyên nhân chính vì học sinh đã quá quen với định kiến học văn để thi ĐH, không mấy em yêu văn, chung thủy với văn. Văn hóa đọc phổ biến của các em, ngoài những tác phẩm trong SGK là truyện ngắn lãng mạn Trung Quốc hoặc truyện tranh, ít em chịu đọc những tác phẩm có chất nghệ thuật thực sự.

Môn Văn rất quan trọng trong việc hình thành năng lực ngôn ngữ nhưng học sinh thì không quan tâm đến điều đó. Nhiều lần, tôi đã từng nhắc nhở các em, nếu không học văn, không đọc sách, không học Tiếng Việt, sau này làm sao em viết được đơn xin việc, phát biểu trước đông người hay `diễn đạt một vấn đề cho tốt thì các em chỉ ậm ừ. Có em bảo em sẽ lo từng bước, đầu tiên phải vào ĐH đã, cái đó tính sau. Có em bảo sau này cái gì cũng có mẫu sẵn, hay sẽ có thư ký lo hộ!

Dư luận thường cho rằng dạy Văn trong nhà trường chủ yếu là áp đặt. Nhưng đã có những ngày tôi kết thúc giờ giảng rất mệt mỏi vì hầu như chỉ độc thoại. Tôi đã nói với học trò: "Cô chỉ muốn các em hỏi cô để giờ học sống động hơn nhưng các em chẳng bao giờ hỏi cô cả." Xã hội đang học văn vì một mục đích thực dụng trước mắt nên nhiều giáo viên Văn rất nản.
  • Nguyễn Hường (Ghi)
TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố