Giai đoạn 1 của dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất hơn 2.000 tỷ đồng đã hoàn thành sau 6 tháng thi công.
Hai dự án đều do Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) ký phê duyệt theo danh mục là công trình giao thông, cấp đặc biệt từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), thuộc nhóm vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Tiến độ thực hiện hoàn thành hai dự án từ nay đến năm 2024, với mục tiêu đảm bảo tiếp nhận an toàn các loại máy bay đang hoạt động trên sân đỗ hiện tại và tương lai; tăng cường sức chịu tải của mặt đường, đồng bộ với kết cấu các khu vực sân đỗ vừa xây dựng tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, đảm bảo khai thác an toàn, ổn định và lâu dài.
Theo đó, dự án cải tạo bến đỗ số 11; phần còn lại bến đỗ số 10 và phần còn lại bến đỗ số 9 có tổng mức đầu tư hơn 105 tỷ đồng, chia làm 12 gói thầu. Quy mô dự án sẽ đầu tư xây dựng thay thế kết cấu bê tông xi măng (BTXM) hư hỏng bằng kết cấu BTXM lưới thép với diện tích gần 25.000m2. Hoàn trả và cải tạo hệ thống thoát nước, hệ thống băng cáp, đèn lề và sơn kẻ tín hiệu khu vực cải tạo, sửa chữa với thời hạn sử dụng 20 năm.
Đối với dự án thứ 2 có tên là "Cải tạo bến đỗ số 15, bến đỗ số 14, bến đỗ số 13" có tổng mức đầu tư hơn 77 tỷ đồng với 12 gói thầu. Dự án này sẽ xây dựng thay thế kết cấu BTXM hư hỏng bằng kết cấu BTXM lưới thép với diện tích hơn 18.000m2. Hoàn trả và cải tạo hệ thống thoát nước, hệ thống băng cáp, đèn lề và sơn kẻ tín hiệu khu vực cải tạo, sửa chữa.
Trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị thi công phải đào phá kết cấu hiện hữu để bóc lớp bê tông cũ và đưa chất thải rắn đi xử lý.
Hiện Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cũng đã lên kế hoạch mời thầu cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường, đảm bảo các hoạt động vận hành đúng pháp luật, đảm bảo Luật bảo vệ môi trường.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất rộng khoảng 1.500 ha, hiện có hai đường cất hạ cánh (đáp ứng được tiêu chuẩn bay của các loại máy bay code E) và 20 đường lăn. Sân bay này cũng có sân đỗ tàu bay rộng 42,26 ha đáp ứng 86 vị trí đỗ khai thác thương mại, 26 vị trí đỗ không khai thác thương mại (đỗ qua đêm), 2 vị trí đỗ khẩn nguy; có khả năng tiếp thu được các loại tàu bay thân rộng như B747, B787, A350...
Hiện nay, sân bay này đang khai thác với một nhà ga hành khách quốc tế và một nhà ga hành khách quốc nội. Trong đó, nhà ga hành khách quốc nội sau nhiều lần cải tạo, mở rộng có công suất thiết kế là 15 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, sản lượng hiện nay đang khai thác là hơn 26 triệu, quá tải hơn 1,7 lần so với công suất thiết kế.
Dự báo, với tốc độ phát triển bình quân 14,5%/năm của ngành hàng không, nhà ga quốc nội sẽ quá tải gấp hơn 2 lần vào năm 2024. Để giải quyết bài toán này, hiện nay ACV đang triển khai dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành sẽ có công suất 20 triệu hành khách/năm giúp nâng công suất của sân bay lên 50 triệu khách/năm.
Giai đoạn 1 của dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất hơn 2.000 tỷ đồng đã hoàn thành sau 6 tháng thi công.