{keywords}
 

Theo Nikkei, quy định mới của Mỹ có thể ảnh hưởng tối đa 4,5 triệu công ty. Quy định được đưa ra vào tháng 3, cho phép Washington đánh giá các khoản mua sắm hay sử dụng công nghệ của doanh nghiệp. Washington có quyền ngăn chặn bất kỳ giao dịch nào dường như quá rủi ro nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin nhạy cảm. Bộ Thương mại Mỹ đang chuẩn bị để cấp giấy phép hoặc thông quan trước để giảm áp lực cho các hãng.

Trước đó, Mỹ đã hạn chế giao dịch với các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc. Tháng 8/2020, Mỹ cấm những công ty dùng công nghệ từ Huawei, ZTE, Hikivison… tham gia đấu thầu các hợp đồng của chính phủ.

Cách tiếp cận mới của Mỹ có quy mô rộng hơn nhiều. Nó nhằm vào công ty từ các nước bị Mỹ chỉ định là “thù địch”, bao gồm Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran, Venezuela, Cuba.

Quy định ảnh hưởng tới tất cả công ty tư nhân đang hoạt động tại Mỹ, không chỉ những công ty đang hợp tác với chính phủ. Bộ Thương mại Mỹ ước tính 3/4 trong tổng số gần 6 triệu doanh nghiệp Mỹ đang dùng công nghệ nước ngoài, trong đó có chi nhánh tại Mỹ của công ty ngoại.

Doanh nghiệp cần nộp thông tin về bất kỳ thiết bị, dịch vụ công nghệ thông tin có vấn đề nào để bảo đảm chúng không đe dọa “rủi ro không thể chấp nhận được hoặc trái phép”. Họ có quyền phản đối  kết quả đánh giá hay thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xuống mức chấp nhận được. Những người không tuân thủ có thể bị phạt dân sự hoặc hình sự.

Bộ Thương mại Mỹ đã gửi trát tới các công ty Trung Quốc, yêu cầu thông tin về hoạt động tại Mỹ để “hỗ trợ quá trình đánh giá giao dịch”.

Các công nghệ thuộc diện bị quản lý bao gồm phần cứng, phần mềm dùng trong hạ tầng quan trọng và mạng viễn thông; trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử… Danh sách còn bao gồm dịch vụ xử lý thông tin cá nhân cùng thiết bị giám sát như camera giám sát nối mạng, cảm biến, drone.

Theo những định nghĩa này, doanh nghiệp dùng bộ định tuyến Trung Quốc trong mạng nội bộ, camera Trung Quốc trong nhà máy hay dịch vụ đám mây Trung Quốc xử lý dữ liệu khách hàng đều bị giám sát.

Quy định khiến thế giới kinh doanh náo động. Ước tính riêng của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy chi phí tuân thủ rơi vào khoảng 10 tỷ USD hàng năm. Các tổ chức doanh nghiệp như Phòng Thương mại Mỹ đã hối thúc Washington trì hoãn thi hành do thiếu rõ ràng và gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

Du Lam (Theo Nikkei)

Mỹ siết chặt chống độc quyền, Big Tech có thể bị cấm mua lại công ty

Mỹ siết chặt chống độc quyền, Big Tech có thể bị cấm mua lại công ty

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley vừa đưa ra một đề xuất nhằm cấm các công ty có giá trị thị trường hơn 100 tỷ USD tiến hành mua bán và sáp nhập các công ty khác.