Phúc lợi xã hội chính là biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục những “thất bại”, khuyết tật vốn có của thị trường nhằm làm giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội, bảo đảm cho các thành viên đều có thể thụ hưởng những thành quả chung của xã hội.

Khi cộng đồng ASEAN hình thành, những cơ hội về lao động và xã hội có thể nhận thấy rõ như cơ hội về việc làm, di chuyển lao động có kỹ năng, thúc đẩy, bảo vệ quyền của nhóm yếu thế và an sinh xã hội.

Theo Cục Bảo trợ Xã hội, số người cần sự trợ giúp xã hội trên cả nước rất lớn, trong đó có hơn 11,7 triệu người cao tuổi, trên 9 triệu người có công và thân nhân người có công với cách mạng, 6,4 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, hàng triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có khoảng 3,75% hộ nghèo, 4,55% hộ cận nghèo, hơn 3,1 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm. Ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị mua bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố.

W-anhminhhoa-5.png
Ảnh minh hoạ

Phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng, phát triển đội ngũ cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp. Bảo đảm 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 95% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc; 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng.

Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Cục Bảo trợ xã hội tập trung nghiên cứu, đánh giá, xây dựng dự án đề xuất Luật sửa đổi, bổ sung Luật Người cao tuổi; trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030, Đề án phát triển y tế lao động xã hội đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030; nghiên cứu, xây dựng Nghị định về công tác xã hội, Đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030, Thông tư quy định mức tối đa khung giá dịch vụ trợ giúp xã hội.

Để nâng cao hiệu quả hợp tác ASEAN trong hoạt động của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội, trong thời gian tới, chúng ta cần tăng cường nguồn nhân lực, vật lực nhằm đảm bảo sự tham gia và tiếng nói đồng đều của Việt Nam trong tất cả các cơ quan chuyên ngành, các hoạt động theo nghĩa vụ thành viên. Đồng thời, song song với tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN nói riêng và về ASEAN nói chung, cần có kế hoạch phân bổ nguồn lực tài chính và kỹ thuật để thực hiện các cam kết, sáng kiến của Việt Nam trong ASEAN nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Việt Nam.

Với những nỗ lực của mình trong việc thúc đẩy hợp tác ASEAN trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, lao động, y tế, thanh niên, môi trường, Việt Nam đã thực sự góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực, mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên cũng như tiến gần hơn tới việc hình thành Cộng đồng. 

Nhóm PV