Với quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra là giữ vững và nâng tầm thương hiệu nông sản, HTX đang tiếp tục xây dựng kế hoạch sản xuất để nâng cao sản lượng chất lượng sản phẩm theo hướng hữu cơ, vì môi trường sống xanh.

 Bà Vũ Thị Lệ Thủy-Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình cho biết: “Cam Cao Phong của chúng tôi đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2014 và được người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm. Mục tiêu của chúng tôi hướng đến là nhắm đến phân khúc khách hàng có thu nhập khá trở lên nên chúng tôi luôn nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong và chúng tôi xây dựng thương hiệu cam Cao Phong là quà tặng để cạnh tranh với hoa quả nhập khẩu và những sản phẩm nông sản đã có uy tín trên thị trường. Chúng tôi không có những cuộc họp trong phòng họp mà chúng tôi họp trên vườn và thực hiện công việc này định kỳ hàng tháng và vào mùa thu hoạch này là họp hàng tuần. Mỗi tháng chúng tôi đi lần lượt các vườn của từng thành viên để kiếm tra. Đặc biệt, chúng tôi sử dụng nhật ký điện tử để hàng ngày cập nhật các hoạt động sản xuất canh tác”. 

anh thay bai cao phong.jpg
Hiện cam 3T Fam đã được chứng nhận OCOP 4 sao với thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn và cửa hàng thực phẩm sạch. 

Hiện nay HTX có 54 hộ, trong đó 50% là đồng bào dân tộc thiểu số, 70% là người nghèo, cận nghèo. Việc xây dựng HTX 3T Fam được coi là câu chuyện xây dựng thương hiệu và chuyển đổi số, mở đường cho xu hướng trồng cam theo hướng hữu cơ ở tỉnh Hòa Bình.

Gia đình anh Luông Văn Thảo trước đây trồng cam theo phương pháp truyền thống, thị trường chủ yếu là các chợ trên địa bàn. Từ khi tham gia HTX 3T Nông sản Cao Phong, gia đình cùng như các hộ dân khác chuyển đổi sang canh tác theo quy trình VietGAP. Gia đinh anh được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đồng thời được hỗ trợ về kỹ thuật, quy trình sản xuất nên chi phí về giống và vật tư nông nghiệp giảm hơn so với trước đây.

 Được biết, tại HTX, vào mùa thu hoạch, HTX sẽ lấy mẫu bất kỳ và đem sản phẩm đi kiểm nghiệm, nếu sản phẩm có tồn dư thì HTX không thu mua sản phẩm của gia đình đó và chi phí kiểm nghiệm hộ gia đình đó phải chi trả. Còn nếu sản phẩm an toàn thì hộ gia đình đó không phải chi trả chi phí kiểm nghiệm và HTX sẽ mua hết sản phẩm của hộ gia đình đó.

 Tại khu vực sơ chế, HTX cũng lắp đặt các dây chuyền gồm: phân loại sản phẩm, sục rửa ozone, sấy khô và bao màng sinh học, dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi đóng gói ra thị trường.

Hiện cam 3T Fam đã được chứng nhận OCOP 4 sao với thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn và cửa hàng thực phẩm sạch. Tháng 11/2021, cam 3T Farm được duyệt và đưa vào phục vụ tại kỳ họp Quốc hội. HTX 3T Farm còn là 1 trong 35 dự án vượt qua hơn 740 dự án của cả nước đoạt giải tại cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Trung ương Hội  Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức. 

 Có được nguồn nông sản tốt, HTX 3T Fam còn nỗ lực đa dạng đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh các kênh truyền thống, trước đây, bà Vũ Thị Lệ Thuỷ chỉ sử dụng facebook để giao lưu với cộng đồng làm nông nghiệp sạch, chia sẻ quá trình canh tác nhưng nhiều người comment hỏi mua, rồi dần dần facebook, zalo thành kênh quảng bá và bán hàng chính.

Giám đốc  HTX 3T Farm còn xây dựng thêm fanpage cho hợp tác xã và hướng dẫn các thành viên khác livestream bán hàng trên trang cá nhân.

Ngoài mạng xã hội, HTX 3T Farm còn phối hợp với Bưu điện huyện Cao Phong xúc tiến đưa cam và sản phẩm chế biến từ cam lên sàn thương mại điện tử Postmart.

HTX cũng phát triển mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái, để du khách có thể tham quan, trải nghiệm tại vườn, xây dựng nhà sàn truyền thống của người Mường làm chỗ nghỉ ngơi, trải nghiệm văn hoá ẩm thực cho du khách sau khi thăm vườn cam. Nhờ đó, sản phẩm OCOP 4 sao cam quà tặng cao cấp của HTX được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng.

Thái Khang và nhóm PV, BTV