Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục
Đọ sức giáo dục Trung Quốc và Mỹ
Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách
Top Thượng Hải, không quá ngại
Điểm số của Thượng Hải gây sốc những nhà giáo dục
Cuộc chơi của "con nhà giàu", nhưng các em đừng căng thẳng
Chương trình đánh giá HS quốc tế được khởi xướng và triển khai từ các nước "nhà giàu" thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), bắt đầu từ năm 2000. PISA là chương trình đánh giá chất lượng GD lớn nhất trên thế giới, lúc đầu chỉ có 43 nước tham gia, sau đã nâng lên 67 nước tham gia vào năm 2009 (trong đó có 36 nước không thuộc OECD).
Cách đánh giá, đề thi kiểm tra về những kiến thức và kĩ năng không chỉ cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc, mà còn là cơ sở cho mỗi quốc gia điều chỉnh chính sách của mình đối với giáo dục, kinh tế, xã hội.. là yếu tố thu hút ngày càng nhiều nước tham gia, kể cả các nước đang phát triển. Đây cũng là lý do ngành giáo dục Việt Nam quyết định tham gia để xem mình "yếu, mạnh" đến đâu.
Để tránh tình trạng thầy, trò đều căng thẳng khi tham gia, dự án PISA cần nhấn mạnh đến việc mục đích tham gia không nhằm đánh giá HS hay nhà trường, hay tỉnh, thành phố. Các trường, HS cần tránh thái độ bàng quan khi tham gia vì kết quả PISA nếu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến chính sách của giáo dục trong tương lai, gây nguy hại về lâu dài cho giáo dục VN, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết. |
Cũng theo Thứ trưởng, việc triển khai PISA tại Việt Nam cũng được quốc tế rất quan tâm. Ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á rất chú ý và hỗ trợ chương trình này. Chính cách thức kiểm tra, đánh giá rất khác của PISA so với VN sẽ tác động lại quá trình dạy và học ở nước ta. Tham gia PISA, chúng ta sẽ phát triển được đội ngũ chuyên gia về kiểm tra, đánh giá vốn đang rất mỏng hiện nay.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay: các nước đứng đầu kỳ kiểm tra PISA đa phần là các nước giàu, đầu tư rất lớn cho giáo dục, vì thế, Việt Nam sẽ không nằm ngoài quy luật đó, nghĩa là không thể chiếm vị trí cao ở bảng xếp hạng này. Tuy nhiên, không có nghĩa ta còn yếu kém, còn khoảng cách tương đối xa với các nước phát triển mà chúng ta không tham gia.
Nhìn PISA, thấy thương cho cách dạy và học của VN
Khá nhiều hiệu trưởng khi dự tập huấn và nghe giới thiệu về cách thức ra đề, kiểm tra, đánh giá của PISA tỏ ra hào hứng.
"Đặc điểm của Chương trình đánh giá HS quốc tế là nhằm vào đối tượng HS 15 tuổi (sinh năm 1995), đánh giá mức độ HS được chuẩn bị để bước vào cuộc sống khi trưởng thành. PISA đo lường năng lực của HS về lĩnh vực Toán học, Khoa học và Đọc hiểu", ông Nguyễn Lộc, Giám đốc Văn phòng PISA VN cho biết tại hội thảo.
"PISA không kiểm tra kỹ năng thuộc bài, ghi nhớ kiến thức mà nhấn mạnh đến khả năng ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tế trong cuộc sống. Đánh giá khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt vấn đề của HS", ông Lộc nói.
Một Hiệu trưởng cho biết: HS ngày nay rất "thực dụng", cái gì không thiết thân cho mình thì không hào hứng tham gia. Khi giới thiệu chương trình PISA, nhiều em HS tỏ ra không quan tâm, một phần vì chưa hiểu hết đó là cái gì. |
Cách giải Toán theo kiểu PISA thậm chí chấp nhận cho sai số tới 50%, kết quả không cần phải tuyệt đối chính xác, mà quan trọng là hơn là các em biết đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình để dẫn tới kết quả đó. Như vậy, PISA nhấn mạnh hơn đến cách tư duy vấn đề chứ không phải là hướng tới đáp số.
Theo ông Châu, chương trình Toán có ở đề thi của PISA hoàn toàn không xa lạ, không nặng với HSVN, giáo viên không cần phải dạy thêm cái gì cho HS nữa, chỉ có hình thức đề thi còn lạ với HS.
Một Hiệu trưởng của tỉnh Ninh Bình cho biết: Qua tham khảo một số đề thi có thể thấy rằng, cách ra đề kiểu PISA tốt cho HS VN hơn. Với cách dạy và kiểm tra Toán như VN, chỉ cần ra trường, nếu em nào không phải làm việc gì liên quan đến Toán thì "trả lại hết chữ cho thầy". Có một độ vênh rất lớn giữa cách thức kiểm tra, đánh giá giữa VN và các nước phát triển khác khi nhìn vào đề thi trước đây của PISA.
Các tỉnh tham gia thử nghiệm Chương trình đánh giá HS quốc tế 2011 gồm có: Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP.HCM, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định. |
Hương Giang