Với sự tham dự của các đại diện đến từ các nhà khai thác viễn thông, các nhóm nghiên cứu và tư vấn chính sách (think tank), các cơ quan chính phủ và giới truyền thông, sự kiện này là nền tảng để thảo luận về sự phát triển của hệ sinh thái ngành của Châu Âu, cũng như về các chủ đề cụ thể như Industry 4.0, các thành phố thông minh (smart cities), công nghệ đeo tay và Internet cho vạn vật (Internet of Things - IoT).

“Huawei có thể giúp châu Âu thúc đẩy số hóa trong các lĩnh vực thiết bị, hạ tầng, ứng dụng và chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các khách hàng, đối tác và các viện nghiên cứu để thúc đẩy quá trình này”, ông Xu nói.

Với năng lực dẫn đầu trong sản xuất công nghiệp và nghiên cứu khoa học, châu Âu có vị thế thuận lợi để sản xuất thiết bị thông minh và dẫn đầu thế giới trong số hóa công nghiệp. Các tổ chức của châu Âu như Dự án METIS (Mobile and Wireless Communications Enablers for 2020 Information Society) và dự án Hợp tác Công tư Hạ tầng 5G (5G PPP) sẽ tiếp tục dẫn đầu việc phát triển các tiêu chuẩn truyền thông Thế hệ mới.

“Chiến lược của Huawei cho Indutry 4.0 có thể được tóm lược như là một chiến lược 1-2-1”, Xu nói. “Số 1 đầu tiên là nói về một nền tảng IoT hợp nhất duy nhất. Số 2 là nói về 2 kiểu truy cập - hữu tuyến và vô tuyến - thông qua các công nghệ chuyển mạch như Wi-Fi hoặc eLTE. Còn số 1 cuối cùng là nói về LiteOS, một hệ điều hành IoT của riêng Huawei”.

Từ năm 2006, Huawei đã thành lập 19 trung tâm sáng tạo liên hợp với các nhà khai thác châu Âu như Deutsche Telekom, British Telecom và Vodafone để nghiên cứu về các dịch vụ mới và các hệ thống mạng tương lai cũng như để phục vụ người dùng tốt hơn. Huawei cũng bắt tay với các công ty sản xuất ô tô như Audi để phát triển ứng dụng và thúc đẩy phát triển Internet cho xe hơi (Internet of Vehicles). Tập đoàn đã ký một Bản Thỏa thuận ghi nhớ (MoU) với Fraunhofer Gesellschaft, một tổ chức nghiên cứu ứng dụng có trụ sở chính tại Đức, để hợp tác về Industry 4.0 và đang làm việc với SAP để công bố các giải pháp IoT và Industry 4.0 cho các lĩnh vực giao thông vận tải, dầu khí, và các lĩnh vực sản xuất.

Tại sự kiện, ông Xu cũng công bố rằng Huawei đã thiết lập một liên minh chiến lược với Vodafone, một nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới có trụ sở tại châu Âu, để khai thác thị trường ICT doanh nghiệp toàn cầu. Hai bên sẽ phát triển các giải pháp chung trong phát triển sản phẩm mới, giải pháp phủ sóng trong nhà, thiết kế modul M2M, các thành phố an toàn, IoT, và các trung tâm dữ liệu đám mây.

Huawei đã hoạt động kinh doanh tại châu Âu được 15 năm, tích hợp sâu rộng vào hệ sinh thái ngành của khu vực và đóng góp những nỗ lực sáng tạo của mình. Công ty đã thiết lập 18 trung tâm R&D tại 8 quốc gia châu Âu, tập trung vào các mạng vô tuyến, vi sóng, vi xử lý, kỹ nghệ, toán học, thiết kế thẩm mỹ và các lĩnh vực khác. Huawei cũng đang làm việc chặt chẽ với hơn 700 đối tác tại châu Âu và thiết lập quan hệ đối tác với trên 120 viện nghiên cứu.

Kể từ khi thành lập vào năm 1987, Huawei đã đầu tư ít nhất 10% doanh thu bán hàng hằng năm của hãng vào nghiên cứu phát triển (R&D) và sáng tạo. Năm ngoái, công ty đã chi 6,6 tỉ USD cho R&D, chiếm 14% doanh thu thường niên và tăng gần 30% so với năm trước nữa. Trong hơn 10 năm qua, Huawei đã chi hơn 30 tỉ USD cho các hoạt động R&D.