Trong khi Trung Quốc đang hướng tới việc tự chủ trong lĩnh vực sản xuất chipset và giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác, gã khổng lồ Huawei Technologies của Trung Quốc đã đạt được một cột mốc quan trọng theo hướng đó.
Đây cũng là cơ sở nghiên cứu và phát triển lớn nhất của Huawei tại khu vực miền Trung của Trung Quốc, bao gồm nhà máy sản xuất bán dẫn, nhà máy phát điện, công ty phần mềm và một số cơ sở hỗ trợ khác. Nó cũng được sử dụng để làm trung tâm nghiên cứu và phát triển thiết bị đầu cuối thông minh và một số công nghệ tiên tiến khác.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ bắt đầu công việc sản xuất với tư cách là nhà máy sản xuất chipset đầu tiên của Huawei tại Trung Quốc. Điều này sẽ giúp gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có một dây chuyền công nghiệp bán dẫn hoàn chỉnh, từ thiết kế chipset đến sản xuất, kiểm tra và đóng gói, đây được xem là một kỳ tích hiếm có.
Nhưng có vẻ như đây sẽ không phải là cơ sở duy nhất như vậy của Huawei. Theo một báo cáo khác, công ty đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chipset khác ở Thượng Hải và sẽ được quản lý bởi một công ty nghiên cứu và phát triển có trụ sở tại Thượng Hải.
Mặc dù nhà máy sản xuất chipset đang được thiết lập, nhưng nó sẽ không thể cạnh tranh với các công ty dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn hiện tại như TSMC của Đài Loan hay Samsung hoặc SK Hynix của Hàn Quốc... Huawei sẽ bắt đầu sản xuất chipset tiến trình 45nm vào năm tới và sẽ tiến tới sản xuất chipset tiến trình 28nm vào năm 2022. Tuy nhiên, đây không phải là nơi cho ra đời các dòng chipset tiên tiến với tiến trình 5nm đang được sử dụng trên các mẫu điện thoại thông minh cao cấp hiện nay.
Diễn biến này diễn ra sau khi chính phủ Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei và cấm công ty mua sắm chipset hoặc bất kỳ công nghệ nào được sản xuất tại Hoa Kỳ. Với việc nguồn cung các linh kiện cần thiết bị ngừng lại, Huawei quyết định tập trung vào việc tự chủ để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Phan Văn Hòa(theo Gizmochina)
Huawei và ZTE tăng thị phần trên thị trường viễn thông toàn cầu
Hai nhà cung cấp thiết bị viễn thông của Trung Quốc, Huawei và ZTE đã tăng thị phần trong thị trường mạng viễn thông toàn cầu năm 2020, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của thị trường 5G trong nước.