{keywords}
Hưng Yên đang muốn thúc đẩy ứng dụng CNTT trong việc trồng, chăm sóc và tiêu thụ các đặc sản của địa phương được tốt hơn. Ảnh: báo Hưng Yên 

Ông Bùi Văn Sỹ cho biết, trong những năm qua, Hưng Yên đang tập trung đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử. Hưng Yên đã triển khai hệ thống văn bản điện tử đến tận cấp xã. Hiện nay, việc xử lý các văn bản đi và đến gần như đều được tiến hành trên môi trường mạng. Năm 2019, hệ thống này đã ghi nhận việc gửi và nhận 60.000 lượt văn bản giấy tờ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn cho địa phương.

"Hiện lãnh đạo các đơn vị trong tỉnh dù đi đâu cũng có thể xử lý được công việc khi các văn bản, giấy tờ đều xử lý trên môi trường mạng. Hệ thống văn bản điện tử chỉ cần xảy ra lỗi một chút là các đơn vị trong tỉnh gọi về Sở TT&TT đến mức "nóng" máy. Điều này đã giúp thay đổi cách làm việc của cả hệ thống chính quyền", ông Sỹ chia sẻ.

Bên cạnh hệ thống văn bản điện tử, Hưng Yên cũng đã triển khai mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công và một cửa điện tử từ năm 2017. Ông Bùi Văn Sỹ cho rằng, điểm nổi bật nhất khi đưa hệ thống này vào hoạt động là công khai minh bạch các hoạt động, từ đó đem lại nhiều lợi ích, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, ở bất kì đâu, người dân và doanh nghiệp đều có thể đăng ký được dịch vụ hành chính công như khai sinh, đăng ký kinh doanh… và tiết kiệm được chi phí, nhân sự cho bộ máy quản lý nhà nước.

Chia sẻ những khó khăn trong việc chuyển đổi số ở Hưng Yên, ông Sỹ cho biết, về mặt kỹ thuật, tỉnh có thể đẩy nhanh 100% các dịch vụ công lên mức độ 4. Nhưng khó khăn hiện nay là việc liên thông dữ liệu để giải quyết các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp vẫn còn bất cập. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ công được đưa lên nhưng việc sử dụng của người dân còn hạn chế.

Ông Sỹ còn cho rằng, hiện Sở TT&TT Hưng Yên rất cần sự hỗ trợ của Bộ TT&TT trong việc cung cấp thông tin cho các địa phương về bản đồ các trạm thu phát sóng, số thuê bao của các nhà mạng trên địa bàn tỉnh bởi địa phương khó có được những số liệu này chính xác. Trên cơ sở những dữ liệu đó, Hưng Yên mới hoạch định chính xác chiến lược chuyển đổi số cho mình theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt.

Mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên đã giao cho Sở TT&TT làm đầu mối để triển khai chuyển đổi số cho tỉnh. Hiện Sở TT&TT Hưng Yên đang xây dựng dự thảo về đề án chuyển đổi số của Hưng Yên. Tuy nhiên, tỉnh Hưng Yên xác định việc chuyển đổi số là câu chuyện lâu dài, cần có sự đầu tư thỏa đáng cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền ở đại phương.

Sở TT&TT cũng đã phác thảo ra những mục tiêu cơ bản cho chương trình chuyển đổi số của tỉnh theo từng giai đoạn như mục tiêu đến năm 2025 và 2030 dựa trên chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, Hưng Yên sẽ đặt mục tiêu trọng điểm để tiến hành số hóa dữ liệu về tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dân cư. Đây là những lĩnh vực quan trọng cần phải nhanh chóng được số hóa. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng ứng dụng CNTT để phát triển các sản phẩm trọng điểm theo chương trình của quốc gia, trong đó mỗi xã sẽ có một sản phẩm đặc trưng.

Hưng Yên xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bởi đây là xu hướng phát triển tất yếu. Hưng Yên đang nghiên cứu xây dựng chương trình ứng dụng CNTT và xây dựng đề án chuyển đổi số. Mới đây, Bộ TT&TT cũng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và cam kết sẽ hỗ trợ tỉnh trong việc chuyển đổi số. "Chúng tôi đang kỳ vọng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT trong xây dựng đề án chuyển đổi số và muốn Bộ TT&TT hỗ trợ trở thành tỉnh chuyển đổi số kiểu mẫu", Giám đốc Sở TT&TT Hưng Yên nói.

Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên mới đây, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), trong bốn loại hình doanh nghiệp công nghệ số, Hưng Yên nên tập trung phát triển nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp tư vấn, ứng dụng công nghệ số để mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.Theo ông Dũng, nếu nắm bắt nhanh cơ hội chuyển đổi số, Hưng Yên sẽ có lợi thế lớn nhờ việc đi đầu. Tỉnh có thể hiện thực hóa điều này bằng việc sớm đưa ra chương trình chuyển đổi số với ba trụ cột là phát triển chính quyền số gắn với đô thị thông minh, phát triển kinh tế số gắn với doanh nghiệp số và phát triển xã hội số gắn với việc đào tạo kỹ năng số cho người dân. 

Cũng tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cần giao thêm nhiều nhiệm vụ cho Sở TT&TT. Đây là cánh tay nối dài của Bộ TT&TT ở các địa phương. Nếu tỉnh có khó khăn gì về lĩnh vực TT&TT có thể liên hệ trực tiếp với Bộ. Hưng Yên cũng cần tập trung nguồn lực CNTT về một đầu mối, thay vì chia nhỏ cho các đơn vị. Nếu Sở TT&TT gặp khó khăn, Bộ sẽ biệt phái cán bộ hoặc cử lực lượng phản ứng nhanh để hỗ trợ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Hưng Yên có một nghị quyết chuyên đề hoặc chương trình về chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ giúp Hưng Yên trong việc xây dựng chương trình chuyển đổi số cho tỉnh.

PV

Bộ TT&TT sẽ giúp Hưng Yên thúc đẩy chuyển đổi số

Bộ TT&TT sẽ giúp Hưng Yên thúc đẩy chuyển đổi số

Với lợi thế về dân số, nếu nắm bắt nhanh cơ hội chuyển đổi số, Hưng Yên sẽ có lợi thế lớn nhờ việc đi đầu. Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng các kịch bản chuyển đổi số.