Bắt đầu với OBS

Giao diện cơ bản của phần mềm OBS

Mở OBS lên và bạn sẽ thấy một màn hình bán trống (như trên), nơi bạn có thể tổ chức dàn cảnh để truyền trực tiếp trên hệ thống của Twitch. Tất cả những thứ mà bạn thấy ở đó sẽ giống với những gì người xem nhìn thấy khi bạn stream trực tuyến.

Trước tiên, thêm một “Scene” (cảnh) bằng cách click chuột phải và làm tương tự với “Sources” (nguồn) để thêm nguồn của trò chơi dù bạn định stream trên PC hoặc các hệ máy console khác.

Lựa chọn “Monitor Capture” sẽ ngay lập tức chụp lại màn hình desktop và bạn có thể chỉnh sửa trên màn hình pop-up cho độ trong suốt (opacity) và màu sắc. Sau khi thực hiện xong, bạn có thể quay trở lại màn hình ban đầu và lựa chọn “Preview Stream” để hình ảnh xuất hiện ngay lập tức.

Để cài đặt webcam hoặc bất cứ nguồn game nào khác mà bạn thích, nhấn “Edit Scene” để định hình và sắp xếp những thứ đó.

Trang web speedtest.net chuyên dùng để kiểm tra tốc độ upload/download

Khi mọi thứ đã dần ổn định một chút, sẽ là lúc thích hợp để kiểm tra tốc độ tải lên (upload) trung bình của bạn. Nhấn vào “Settings” trên cùng màn hình và tìm tới mục “Encoding”. Đừng bị nhiều con số khác nhau và vô nghĩa làm cho phân tâm và lo lắng, mà nên tập trung vào “Max Birate” để điều chỉnh tốc độ upload phù hợp với đường truyền internet của bạn. Chất lượng của stream phụ thuộc vào tốc độ truyền tải dữ liệu (Bitrate) để từ đó bạn có thể căn chỉnh độ phân giải khung hình mà mình muốn tải lên (upload).

Sẽ là khôn ngoan nếu bạn biết điều chỉnh con số này bằng với 80% (hoặc thậm chí là thấp hơn) tốc độ upload theo đường truyền internet của bạn. Ví dụ, tốc độ upload là 0.8mb/s, thì nên để “Max Birate” vào khoảng 650kb/s.

Streaming ở một Bitrate quá cao sẽ dẫn đến hậu quả là giật và lag

Tiếp theo là “Broadcast Settings” là công việc cần phải tiến hành để kết nối stream của bạn với hệ thống máy chủ toàn cầu của Twitch. Lựa chọn địa điểm mà bạn gần nhất trong phần “FMS URL” rồi điền “Stream Key” của bạn.

 Stream Key của bạn có thể thay đổi liên tục vì vậy hãy cảnh giác

Để có được đoạn mã này, bạn phải đăng nhập tài khoản Twitch của mình và tìm trong phần bảng điều khiển “Dashboard”. Nó sẽ luôn luôn thay đổi, vì thế phải kiểm tra “Stream Key” thật kỹ càng trước khi stream.

Stream Key được cài sẵn trong Dashboard của mỗi tài khoản Twitch

Cài đặt địa chỉ ở “File Path” để những đoạn stream trực tiếp của bạn được lưu lại. OBS sẽ tự động lưu lại đoạn video stream của bạn vì thế bạn hoàn toàn có thể xem lại và kiểm tra chất lượng tổng thể của nó. Lưu ý, những đoạn video stream có thể được tải lên những nguồn khác, như Youtube chẳng hạn.

Thiết lập chất lượng video của bạn trên OBS

Streaming không hề đơn giản. Hãy kiên nhẫn và thử nghiệm các thiết lập khác nhau

Bước tiếp theo, hãy chuyển sang mục “Video” để giúp cải thiện chất lượng stream dựa trên nền tảng PC và đường truyền internet. Nếu tốc độ upload quá chậm để có thể stream độ phân giải HD, bạn sẽ phải giảm độ phân giải của khung hình xuống khoảng 768x432 chẳng hạn. Lựa chọn “FPS” phù hợp nhất với cấu hình PC và rõ ràng nếu chỉ số đó cao hơn sẽ cho chất lượng tốt hơn hẳn.

Hãy nhớ rằng, đừng ngại ngần mà không thử nghiệm những thiết lập (setting) khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có được những thiết lập tốt nhất, phù hợp nhất khi streaming. Nếu bạn cần tăng hoặc giảm bất cứ một chỉ số nào đó, cứ thoải mái đê!

Thiết lập chất lượng âm thanh (audio) của bạn trên OBS

Thiết lập những thứ phù hợp với loại micro của bạn

Ngay sau “Video”, đương nhiên phải chuyển sang “Audio” rồi. OBS cho phép bạn làm cho giọng nói của mình bị chậm (delay) đi và có thể sửa lại hoặc tăng âm theo sở thích.

Lựa chọn mục “Microphone Noise Gate” cho phép kiểm soát nhiều hơn các loại tạp âm khác nhau, và cũng để bạn hoàn thiện toàn bộ chất lượng stream. Nếu bạn đã biết một chút về kỹ thuật stream hoặc phần mềm OBS, mục “Advanced” sẽ là một nơi đặc biệt để tinh chỉnh nhiều thứ hay ho. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết này tác giả sẽ không hướng dẫn những thiết lập có trong mục đó.

 Streaming cực kỳ vui! Và OBS sẽ trợ giúp bạn làm việc đó dễ dàng hơn

Ok! Giờ đến lúc bạn hoàn toàn có thể truyền tải trực tiếp hình ảnh của mình lên trên Twitch. Quay trở lại màn hình chính của OBS, nhấn nút “Start Streaming” và bạn đã sẵn sàng để làm mọi việc mình muốn. Nhưng nên ghi nhớ thêm một điều quan trọng này nữa: Trong quá trình stream sẽ có rất nhiều lỗi phát sinh, và bạn phải tự đưa ra những tinh chỉnh và thiết lập phù hợp nhất với khả năng của PC và tốc độ đường truyền internet của mình.

Tải phần mềm OBS tại đây (https://obsproject.com/).

 

ĐI TI