Vừa qua, tại diễn đàn công nghệ hàng đầu châu Á Echelon 2014, các chuyên gia và CEO startup đã có cuộc trao đổi thú vị về thị trường thanh toán trực tuyến tại Đông Nam Á

Ảnh từ hội nghị 

Thị trường phân mảnh

Câu hỏi đầu tiên được đưa ra là tại sao Đông Nam Á lại không có những startup về thanh toán thành công như Stripe, Square, or Braintree. Theo các chuyên gia tại Echelon 2014, yếu tố chính dẫn tới điều này là nền tảng của các startup thanh toán trên thế giới hầu hết được xây dựng trên việc sử dụng thẻ tín dụng. Trong khi loại thẻ này được sử dụng rất ít tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trừ Singapore.

Chính vì sự phức tạp và đa dạng trong phương thức thanh toán nên việc nội địa hóa được xem như bắt buộc với mỗi sản phẩm hướng đến thị trường Đông Nam Á.  Để làm được điều này, các startup phải tìm cho mình những đối tác nội địa là các ngân hàng tại từng quốc gia. Xây dựng mô hình hợp tác và áp dụng tương tự với các quốc gia còn lại. Ngoài vấn đề về phương thức thanh toán, ngôn ngữ dùng trong các sản phẩm cần cung cấp 2 sự lựa chọn cho người dùng: tiếng Anh và tiếng bản địa. Điều này góp phần làm tăng trải nghiệm người dùng và tạo sự đơn giản tối đa cho người mới sử dụng

Hướng đi trong tương lai

Trong tương lai tới, ngành công nghiệp thành toán online sẽ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, buộc các startup thanh toán phải thật năng động trong việc đón đầu và nắm bắt công nghệ cũng như xu thế của thị trường. Điều này đòi hỏi các CEO phải có kiến thức vững vàng có có tầm nhìn nhạy  bén

Một vấn đề tồn tại đối với ngành công nghiệp thành toán online di động đó là tình trạng lừa đảo và gian lận. Đây là rào cản lớn nhất gây tâm lý e ngại của người dùng tại Đông Nam Á khi phần lớn việc thành toán các đơn hàng được thực hiện trong quá trình giao nhận. Điều này cần phải được cải thiện dần dần bằng việc phối hợp chặt chẽ giữa startup thanh toán và ngân hàng bản địa

Tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường thanh toán online Việt Nam có thể chia làm 2 mảng: Thanh toán nội dung số (bằng thẻ cào ĐTDĐ, thẻ game, tin nhắn SMS ) và thương mại điện tử (bằng thẻ thanh toán quốc tế, internet banking, ví điện tử)

Phí thanh toán qua thẻ cào và SMS quá cao

Trong khi thanh toán nội dung số bị  cản trở do nhà mang di động lấy phí giao dịch quá cao thì thương mại điện tử đang có khoảng 90% các đơn hàng thương mại điện tử ở Việt Nam không sử dụng thanh toán trực tuyến.

Để có thể đẩy mạnh việc thanh toán online tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp và khởi nghiệp cần phối hợp với nhà mạng, ngân hàng để đơn giản tối đa quá trình thanh toán cũng như có giải pháp đảm bảo an toàn giao dịch và nâng cao niềm tin của người dùng.