Ngày 29/11/2017, Chương trình Con người và sinh quyển (MAB) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018 thực hiện kế hoạch hành động Lima.
Tham dự Hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ưởng Đảng, Thứ trưởng Bộ Công An, Lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Đồng Nai và Tp. Hải phòng, Đại diện Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, GS. Nguyễn Hoàng Trí Chủ tịch Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam, đại diện 09 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế, các doanh nghiệp quan tâm tới lĩnh vực sinh quyển cùng đông đảo các nhà khoa học.
Trong năm 2017, nổi bật nhất của MAB Việt Nam là sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Điều phối Quốc tế ICC của MAB nhiệm kỳ 2018 - 2021 tại phiên họp Đại hội đồng lần thứ 39 UNESCO tháng 11 vừa qua tại Paris. Điều này chứng tỏ, UNESCO đánh giá cao hoạt động của Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam cũng như hoạt động của các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam.
Bộ KHCN đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia UNESCO và MAB Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Đến nay, toàn bộ 09 Khu dự trữ sinh quyển đều có nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia nghiên cứu về các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội như du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa, sinh kế bền vững cho người dân,... góp phần vào phát triển bền vững cho địa phương. Các nhà khoa học trong lĩnh vực tự nhiên đã phối hợp liên ngành với các nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội, văn hóa, dân tộc, du lịch,... để tìm ra những mô hình phát triển bền vững. - MAB Việt Nam đã mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế, đi thăm và làm việc với Trung tâm dạng II về khu dự trữ sinh quyển các nước Địa trung hải được UNESCO công nhận đặt tại Tây Ban Nha.
Chúng ta đã học được kinh nghiệm của việc hợp tác công tư của Trung tâm dạng II khi thu hút được các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ xã hội và đầu tư cho phát triển bền vững. - Các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ Ban quản lý/Ban điều phối khu SQTG, các bên liên quan và người dân để thực hiện các hoạt động/nhiệm vụ bảo tồn và phát triển. - Nghiên cứu khoa học được triển khai mạnh tại các khu SQTG. Mười đề tài cấp nhà nước và nhiều đề tài cấp địa phương và các dự án quốc tế đã và đang được thực hiện tại các khu SQTG.
Nội dung nghiên cứu đa dạng như nhiên cứu loài sinh vật, đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa - lịch sử, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển sinh kế, nghiên cứu phát triển du lịch, nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tàng thiên nhiên, đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái, hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội...
Truyền thông giáo dục môi trường và quảng bá khu DSTQ là những hoạt động phổ biến trong báo cáo của các khu SQTG. Khu SQTG Tây Nghệ An tổ chức truyền thông cấp huyện; khu SQTG Đồng Nai phối hợp với các trường phổ thông và trường đại học ở Đồng Nai và TP. HCM, truyền thông rộng tới học sinh và sinh viên; mô hình nuôi dê và mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng ở Khu SQTG Cần Giờ; sinh kế thay thế bền vững (CORIN) nấm, ong, ngao ở Khu SQTG Châu thổ sông Hồng; KH & gác kèo ong ở Khu SQTG Mũi Cà Mau; Đề án phát triển bền vững ở Khu SQTG Cù Lao Chàm-Hội An. Du lịch sinh thái phát triển mạnh ở các khu SQTG.
Hội thảo đã đưa ra kế hoạch hoạt đông cho năm 2018, MAB Việt Nam và các Khu DTSQ tiếp tục thực hiện kế hoạch của Việt Nam nhằm triển khai 04 mục tiêu chiến lược và 05 lĩnh vực hành động của Chiến lược MAB đến 2015 và kế hoạch hành động Lima. Năm 2018, các quốc gia thành viên sẽ phải gửi cho UNESCO báo cáo 02 năm thực hiện các kế hoạch và chiến lược, vì thế đây là nội dung trọng tâm của hoạt động MAB.
Với vị thế là thành viên ICC, MAB Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế với các Ủy ban MAB của các quốc gia và hoạt động hợp tác giữa các Khu DTSQ của Việt Nam và Khu DTSQ trên thế giới trong mạng lưới MAB.
Đẩy mạnh hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh hoạt và phát triển bền vững. Tham gia họp và trao đổi tại Ban Chấp hành về những định hướng chiến lược của MAB, đề xuất các dự án ưu tiên cho các nước đang phát triển trong thực hiện Kế hoạch hành động LIMA, trong đó có Việt Nam.
Liên hệ với Trung tâm dạng II và Trường Đại học Bacelona về hợp tác đào tạo cán bộ trẻ cho các khu SQTG. Quảng bá những bài học thành công của các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động LIMA. Triển khai việc thực hiện Kế hoạch hành động LIMA tại các khu Dự trữ sinh quyển Việt Nam trong hợp tác quốc tế. Triển khai dự án Blue Community với Vương quốc Anh và 5 nước Asean tại Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
Triển khai Dự án T-learning tại khu sinh quyển thế giới Kiên Giang - Hỗ trợ chuyên gia, tư vấn khu Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An và Mũi Cà Mau xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm. - Bước đầu đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động LIMA tại một số khu dự trữ sinh quyển. Xây dựng kế hoạch dài hạn về khoa học công nghệ theo chủ trương UNESCO/MAB ‘Science-Policy-Society’, hướng dẫn cho các khu sinh quyển thế giới đề xuất. Bộ KH&CN với vai trò là Trưởng tiểu ban Khoa học Tự nhiên sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Chương trình Con người và Sinh quyển cũng như các Khu DTSQ ở Việt Nam thực hiện các chiến lược và chương trình hành động của MAB, hướng tới thực hiện và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững SDG của Liên hợp quốc.
PV