Cổ phiếu VAF của CTCK Phân lân nung chảy Văn Điển trong vài phiên gần đây tăng giá mạnh, thêm vài chục phần trăm trong một khoảng thời gian ngắn cho dù thị trường chứng khoán chung chịu áp lực giảm giá.

Cổ phiếu VAF tăng từ mức 13.000 đồng trong tháng 1 lên gần 18.000 đồng/cp như hiện tại trong bối cảnh nhóm cổ phiếu phân bón tăng mạnh trong thời gian gần đây theo kỳ vọng giá các mặt hàng này tăng theo những diễn biến các nước phương Tây đưa ra các biện pháp cấm vận lên Nga.

PC1 của CTCP Xây lắp diện I cũng là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường. Chỉ trong tuần này, cổ phiếu PC1 đã tăng thêm 20% lên mức 45.000 đồng/cp như hiện nay trong bối cảnh giá Nikel thế giới tăng mạnh. PC1 là doanh nghiệp sở hữu 1 trong 6 mỏ Nikel tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay mỏ này chưa khai thác, chưa có hàng bán nhưng cổ phiếu DN vẫn hưởng lợi, tăng giá.

Giá Nikel trên thế giới gần đây tăng vọt khi chiến sự Nga - Ukraine căng thẳng. Giá vật liệu này thậm chí ghi nhận mức tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 2 ngày khiến Sàn giao dịch kim loại London (LME) mất kiểm soát. Nga hiện là nhà sản xuất Niken hàng đầu trên thế giới.

Giá cược vận tải biển trong 3 tuần qua tăng nhanh trở lại khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang. Giá dầu thô thế giới vọt lên mức cao lịch sử khiến giá cước vận tải biển tăng vọt. Nhóm cổ phiếu này tăng mạnh.

Nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực dầu khí như PVD, PVS, GAS, PLX… trong vài tuần qua cũng tăng giá khi giá dầu thế giới tăng nhanh.

Nhóm cổ phiếu thủy sản cũng tăng ấn tượng. Cổ phiếu ANV của Thuỷ sản Nam Việt - Navico tăng 45% kể từ đầu năm do kỳ vọng gần đây vào nhóm cổ phiếu này lớn.

{keywords}
Giá hàng hóa leo thang khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra.

CTCK Everest Securities dự báo 3 ngành thủy sản và phân bón, hóa chất sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2022. Bên cạnh đó là nhóm bán lẻ và ngành hàng không, nhờ nền kinh tế mở cửa.

Thủy sản tiếp tục là mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam nhưng điều quan trọng, theo Everest Securities, nhóm này sẽ bứt phá nhờ việc gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dần được cải thiện trong khi một số nước giảm xuất khẩu do xung đột Nga-Ukraine.

Giá cả các mặt hàng xuất khẩu như cá tra, tôm được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng do cầu vượt cung. Nhu cầu từ phía các đối tác vẫn tăng cao. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt được hưởng lợi từ hiệp định tự do thương mại với EU (EVFTA).

Các doanh nghiệp trong ngành hóa chất cũng được hưởng lợi nhờ giá tăng cao, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình giá cả hàng hóa được dự báo còn leo thang khi phương Tây cấm vận kinh tế Nga. Theo Bộ Lao động Mỹ, lạm phát nước này trong tháng 2 tăng 7,9%, mức cao lịch sử trong 40 năm qua.

Nhiều nước ghi nhận lạm phát lên cao kỷ lục nhưng dự báo vẫn còn tăng tiếp. Tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cùng giá năng lượng tăng vọt diễn ra sau đó có thể sẽ ảnh hưởng đến số liệu giá cả hàng hóa trong tháng 3 này.

Dòng tiền suy yếu

Theo Chứng khoán YSVN, các nhà đầu tư chưa sẵn sàng quay trở lại. Dòng tiền vẫn suy yếu tại các nhịp tăng của thị trường.

Điểm tích cực là rủi ro ngắn hạn từ thị trường chứng khoán thế giới đã có chiều hướng giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư bớt bi quan hơn so với giai đoạn trước. Trên TTCK Việt Nam, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn thu hút dòng tiền ngắn hạn cho nên dòng tiền ngắn hạn có thể phân hóa ở những phiên giao dịch tới.

Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, thị trường đóng cửa phiên 10/3 không quá tiêu cực khi sắc xanh vẫn đang chiếm ưu thế ở các chỉ số chính. Tuy nnhieen, thanh khoản lại giảm khá mạnh, cho thấy dòng tiền vẫn yếu và duy trì tâm thế thận trọng sau phiên hồi phục nhẹ. Với diễn biến này, có khả năng thị trường tiếp tục suy yếu trong thời gian tới.

Chốt phiên giao dịch 10/3, chỉ số VN-Index tăng 5,34 điểm lên 1.479,08 điểm. HNX-Index tăng 3,04 điểm lên 447,64 điểm. Upcom-Index tăng 1,93 điểm lên 115,29 điểm. Thanh khoản đạt 24,1 nghìn tỷ đồng, trong đó có 21,2 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

V. Hà

Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga, đòn trừng phạt khiến châu Âu ớn lạnh

Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga, đòn trừng phạt khiến châu Âu ớn lạnh

Mỹ chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu và khí của Nga khi cuộc chiến Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Quyết định trừng phạt lần này gây chia rẽ giữa các nước phương Tây và tác động mạnh tới kinh tế thế giới.