Người Italy

Người Italy không phải là đồng minh đáng tin cậy nhất của Đức. Các trường hợp binh lính Italy đầu hàng cho thấy, cuộc chiến không đáp ứng lợi ích của Italy. Khi Mussolini bị bắt ngày 25/7/1943, chính phủ mới của Italy do Thống chế Badoglio lãnh đạo bắt đầu các cuộc đàm phán bí mật với bộ chỉ huy Mỹ để ký kết ngừng bắn. Kết quả các cuộc đàm phán giữa Badoglio và Eisenhower dẫn đến sự đầu hàng hàng loạt của người Italy trước người Mỹ.

Trong hồi ký của mình, Tướng Mỹ Omar Bradley mô tả tình trạng phấn chấn của quân đội Ý tại thời điểm bị giam cầm: Trong trại tù binh Italy, tâm trạng lễ hội ngự trị, các tù nhân ngồi xổm quanh đống lửa và hát theo nhạc đệm. Theo Bradley, tâm trạng này của người Italy có liên quan đến triển vọng của một "chuyến đi miễn phí đến Mỹ".

Một sự kiện thú vị đã được kể bởi một trong những cựu chiến binh Liên Xô, vào mùa thu năm 1943, ông đã gặp một chiếc xe lớn chở cỏ khô gần Donetsk và sáu "người đàn ông gầy gò, da ngăm đen". Họ bị áp giải bởi một phụ nữ người Ukraine với một khẩu carbine Đức. Hóa ra đó là những kẻ đào ngũ người Italy; họ lầm bầm và khóc than nhưng người Liên Xô không hiểu được mong muốn đầu hàng của họ.

hy huu nhung truong hop dau hang va bi bat lam tu binh trong the chien ii hinh 1
Binh lính Italy đầu hàng quân Mỹ; Nguồn: my-cccp.ru

Người Mỹ

Quân đội Mỹ có một dạng mất mát lạ thường - "làm việc quá sức trong chiến đấu". Số này bao gồm chủ yếu những người bị bắt. Khi hạ cánh xuống Normandy vào tháng 6/1944, số lượng "làm việc quá sức trong chiến đấu" lên tới khoảng 20% tổng số người rời khỏi chiến trường. Tổng thể, theo thống kê, do "làm việc quá sức", thiệt hại của Mỹ lên tới 929.307 người, chủ yếu do bị quân đội Nhật bắt.

Trường hợp điển hình đã đi vào lịch sử là chiến dịch Ardennes. Kết quả của cuộc phản công của Đức Quốc xã chống lại lực lượng Đồng minh, bắt đầu ngày 16/12/1944, mặt trận đã di chuyển 100km sâu vào lãnh thổ đối phương.

Theo nhà văn người Mỹ Dick Toland viết trong một cuốn sách về chiến dịch Ardennes, 75.000 lính Mỹ ở khu vực tiền duyên đã đi ngủ đêm 16/12, như thường lệ. Không một ai trong những chỉ huy người Mỹ nghi ngờ về một cuộc tấn công lớn của Đức. Kết quả chiến dịch của Đức là bắt giữ khoảng 30.000 lính Mỹ.

hy huu nhung truong hop dau hang va bi bat lam tu binh trong the chien ii hinh 2
Tù binh người Mỹ; Nguồn: my-cccp.ru

Người Đức

Nếu trước trận Stalingrad, việc bắt được tù binh người Đức là hãn hữu, thì vào mùa đông năm 1942-1943, nó trở nên phổ biến: trong chiến dịch Stalingrad, khoảng 100.000 lính Đức Quốc xã đã bị bắt. Người Đức đã đầu hàng nguyên cả đại đội do đói, bệnh tật, tê cóng hoặc đơn giản là kiệt sức.

Trong những tháng cuối cuộc chiến, chỉ huy Đức đã cố gắng bằng nhiều phương pháp buộc quân lính chiến đấu, nhưng vô ích. Tại Mặt trận phía Tây, lính Đức biết rằng Anh và Mỹ tuân thủ Công ước Geneva về đối xử với tù binh chiến tranh, đã bỏ súng nhiều hơn so với ở Mặt trận phía Đông.

Theo hồi ký của các cựu chiến binh Đức, những người đào thoát đã cố gắng đi về phía phe địch ngay trước khi cuộc tấn công mở màn. Có trường hợp đầu hàng có tổ chức. Ở Bắc Phi, những người lính Đức, đã bị bỏ rơi, không có đạn dược, nhiên liệu và thực phẩm, xếp thành hàng dài để đầu hàng người Mỹ hoặc người Anh.

hy huu nhung truong hop dau hang va bi bat lam tu binh trong the chien ii hinh 3
Hàng binh Đức; Nguồn: my-cccp.ru

Người Nam Tư

Không phải tất cả các quốc gia trong liên minh chống Hitler đều kháng chiến một cách kiên cường. Nam Tư, ngoài Đức, còn bị lực lượng vũ trang Hungary và Ý tấn công, không thể chịu đựng được cuộc tấn công dữ dội đã đầu hàng vào ngày 12/4/1941. Các đơn vị quân đội Nam Tư được thành lập từ người Croatia, Bosnia, Slovenia và Macedonia bắt đầu giải thể hàng loạt hoặc chuyển sang hàng ngũ địch. Chỉ trong mấy ngày, khoảng 314.000 binh sĩ và sĩ quan - gần như toàn bộ lực lượng vũ trang của Nam Tư - đã đầu hàng Đức.

hy huu nhung truong hop dau hang va bi bat lam tu binh trong the chien ii hinh 4
Quân Nam Tư đầu hàng tập thể; Nguồn: my-cccp.ru

Người Nhật

Trong Thế chiến II, Nhật Bản đã mang lại rất nhiều tổn thất cho đối phương. Theo tinh thần samurai, ngay cả các đơn vị bị bao vây và phong tỏa trên các hòn đảo cũng không vội vàng đầu hàng và giữ vững khí tiết đến cuối cùng. Kết quả là, đến thời điểm đầu hàng, nhiều binh sĩ Nhật Bản đã chết vì đói. Mùa hè năm 1944, quân đội Mỹ đã chiếm được hòn đảo Saipan bị Nhật chiếm đóng, trong số 30.000 lính Nhật Bản, chỉ có 1.000 bị bắt; khoảng 24.000 đã thiệt mạng, 5.000 người khác đã tự sát.

Việc bắt các tù binh có công của Marine Guy Gabaldon, 18 tuổi - người thông thạo tiếng Nhật và biết tâm lý của người Nhật. Gabaldon đã hành động một mình, tiếp cận gần hầm trú ẩn và thuyết phục những người bên trong đầu hàng. Trong một lần thành công nhất, người lính thủy đánh bộ này đã gọi hàng được 800 lính Nhật.

Một tình tiết gây tò mò về sự chịu đựng của một người lính Nhật Bản hình hài bị biến dạng do muỗi đốt trong cuốn Hồi ký của Georgy Zhukov. Khi được hỏi lý do và sự việc, người lính Nhật trả lời rằng, buổi tối, anh ta đã được giao nhiệm vụ nấp trong lau sậy với những người lính khác để theo dõi người Nga. Suốt đêm, họ đã phải âm thầm và kiên nhẫn chịu đựng muỗi đói đốt để không bị lộ. Khi người Nga hét lên và gí súng lên lưng, anh ta đã giơ tay hàng, vì không còn chịu đựng được nữa.

hy huu nhung truong hop dau hang va bi bat lam tu binh trong the chien ii hinh 5
Lính Nhật đầu hàng quân Mỹ; Nguồn: my-cccp.ru

Người Pháp

Sự sụp đổ chóng vánh của Pháp trong một cuộc tấn công chớp nhoáng vào tháng 5 đến tháng 6/1940 bởi các quốc gia trục phát xít vẫn gây ra tranh luận sôi nổi giữa các nhà sử học. Chỉ trong hơn một tháng, khoảng 1,5 triệu binh sĩ và sĩ quan Pháp đã bị bắt. Nhưng chỉ 350.000 bị bắt trong chiến đấu, phần còn lại đã buông súng theo lệnh của chính phủ Petan về ngừng bắn. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, một trong những đội quân thiện chiến nhất châu Âu đã không còn tồn tại.

hy huu nhung truong hop dau hang va bi bat lam tu binh trong the chien ii hinh 6
Lính Pháp buông súng tập thể; Nguồn: my-cccp.ru

Người Nga

Trong Lệnh của Ủy ban Quốc phòng Nhân dân Liên Xô số 270 ngày 16/8/1941 nhấn mạnh: Đối với các chỉ huy và cán bộ chính trị tước bỏ phù hiệu và bỏ chạy về phía sau hoặc đầu hàng quân địch trong chiến đấu bị coi là những kẻ đào ngũ nguy hiểm, gia đình người thân họ sẽ bị bắt như đã vi phạm lời thề, như những kẻ phản bội Tổ quốc...

hy huu nhung truong hop dau hang va bi bat lam tu binh trong the chien ii hinh 7
Tù binh Liên Xô bị quân Đức bắt; Nguồn: my-cccp.ru

Bắt buộc mỗi người lính, bất kể vị trí cụ thể, yêu cầu cấp trên của mình, nếu đơn vị của anh ta bị bao vây, phải chiến đấu đến cơ hội cuối cùng có thể để trở về với quân mình, và nếu người chỉ huy hoặc một phần đơn vị Hồng quân thay vì tổ chức chống lại kẻ thù, muốn đầu hàng làm tù binh - sẽ bị tiêu diệt bằng mọi cách, cả bằng lục quân và không quân, và gia đình những người đầu hàng địch không được nhận chế độ và sự giúp đỡ của nhà nước"...

Theo vov.vn