Có thể sẽ phải mất một thời gian để quá trình chuyển đổi đó "đơm hoa kết trái" hoặc cũng có thể đó là điều khó khăn để những công ty lớn như IBM có thể kiếm được nhiều tiền trong môi trường điện toán đám mây.
Đây được coi là một bài học khắc nghiệt không chỉ cho IBM, mà còn cho cả các công ty lớn khác như HP, Red Hat, EMC và Cisco những công ty đang cố gắng thực hiện những chuyển đổi tương tự.
Tuy nhiên, xét trong suốt thời gian qua thì IBM xứng đáng nhận được sự vinh danh. Chỉ trong vòng vài năm, họ đã xây dựng nên một chiến lược điện toán đám mây gồm 3 tầng, bắt đầu với một catalogue hơn 100 ứng dụng doanh nghiệp theo mô hình SaaS (Phần mềm như là một dịch vụ).
Họ cũng đã mua lại nhà cung cấp giải pháp Cơ sở hạ tầng như là một dịch vụ SoftLayer vào năm ngoái, sau đó đầu tư một khoản tiền lớn vào việc xây dựng một mạng lưới các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. SoftLayer đã có 13 trung tâm dữ liệu ở thời điểm IBM mua lại công ty. Với một khoản đầu tư 1 tỷ USD sau đó, họ tăng số trung tâm dữ liệu lên con số 35 và thêm 5 trung tâm nữa trong kế hoạch vào cuối năm nay.
Sau đó, họ đã công bố một nền tảng phát triển được gọi là Bluemix, được phát triển dựa trên nền tảng SoftLayer, nhờ đó khách hàng có thể phát triển các ứng dụng riêng của mình trên nền tảng điện toán đám mây của IBM.
IBM đã khai trương một gian hàng ứng dụng vào đầu năm nay và hy vọng sẽ thay đổi cách thức được sử dụng để bán phần mềm từ một đội ngũ nhân viên bán hàng trong bộ quần áo màu xanh sang một mô hình trực tuyến, trong đó mọi người có thể dùng thử và sau đó mua (và công ty cũng cung cấp một cửa hàng thương mại cho các nhà phát triển giải pháp dựa trên Bluemix để bán sản phẩm của mình dưới cái ô thương hiệu của IBM). Họ đã tiếp tục phát triển công nghệ Watson và thương mại hóa nó như là một nền tảng điện toán đám mây trong đó IBM và các đối tác bên ngoài xây dựng một loạt các ứng dụng dựa trên nền tảng đó.
Họ đã làm tất cả điều trên một cách hết sức nhanh chóng
Hơn nữa, công ty đã xây dựng được những mối quan hệ đối tác quan trọng với các nhà cung cấp giải pháp doanh nghiệp lớn khác như SAP và Microsoft. IBM đã công bố việc SAP sẽ sử dụng các trung tâm dữ liệu Softlayer cho giải pháp SAP HANA trong môi trường điện toán đám mây đồng thời Microsoft và IBM đã được kết nối liên quan đến việc chạy các phần mềm doanh nghiệp truyền thống như WebSphere trên môi trường điện toán đám mây Azure trong các máy ảo, cũng như việc chạy phần mềm Microsoft trên nền tảng SoftLayer.
Rõ ràng là IBM đang làm bất cứ điều gì có thể để biến công ty trở thành một công ty hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây.
Điều đó được thể hiện rõ ràng trong báo cáo quý mới nhất là chiến lược mới đó có thể hiệu quả, ít nhất là đến một mức độ nào đó. Doanh thu từ điện toán đám mây đã tăng trưởng 50% từ đầu năm đến nay và "điện toán đám mây được cung cấp như một dịch vụ đã tăng 80% từ đầu năm đến nay đồng thời doanh số thường niên trong quý 3 đã đạt 3,1 tỷ USD”, theo Báo cáo thu nhập của IBM.
Như IBM đã nêu ra trong báo cáo, "Mặc dù chúng tôi không đạt được kết quả mong đợi, chúng tôi vẫn một lần nữa hoạt động tốt trong các lĩnh vực phát triển chiến lược của mình như điện toán đám mây, dữ liệu và phân tích, an ninh, mạng xã hội và di động. Trong đó chúng tôi tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh của mình".
Tuy sau 10 quý sụt giảm doanh thu, nhưng điều đó ít nhất vẫn là đáng khích lệ. Họ đang tạo ra doanh thu và đạt được sự tăng trưởng trong những lĩnh vực mà họ đang cố gắng thực hiện sự chuyển đổi này, nhưng trong thế giới ngày nay, nơi mà điện toán đám mây quyết định sân chơi, điều đó có nghĩa là sẽ khó khăn hơn để thu được những khoản lãi khổng lồ như họ từng có được trong việc bán phần cứng và biến IBM trở thành một công ty giàu có như vậy.
Bản chất của điện toán đám mây là ở chỗ, nó làm giảm giá và trao quyền kiểm soát cho khách hàng và đó chắc chắn không phải là một nơi dễ dàng cho một công ty như IBM.
Và IBM vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình cố gắng giải thoát bản thân khỏi hoạt động kinh doanh phần cứng trước đây của mình. Chỉ trong tuần này, IBM đã trả cho Globalfoundries 1,5 tỷ USD và một loạt bằng sáng chế có giá trị để công ty này tiếp nhận bộ phận sản xuất bộ xử lý Power.
Không phải là hoạt động bán hàng hàng ngày đều liên quan đến việc người bán phải trả cho người mua một số tiền đáng kể, nhưng IBM cần những con chip máy tính này cho việc duy trì hoạt động kinh doanh máy chủ mainframe và cho hoạt động kinh doanh siêu máy tính Watson đang ngày càng phát triển của mình.
Và theo một phát ngôn viên của IBM, bộ phận sản xuất chip này gánh chịu một khoản thua lỗ đáng kể. Có lẽ việc phải trả tiền cho một công ty khác để tiếp tục sản xuất những con chip này là thỏa thuận tốt nhất mà họ có thể đưa ra. Thỏa thuận này cũng dẫn đến một khoản phí phải trả một lần là 4,7 tỷ USD
Khi đối phó với những sự chồng chéo trong chuyển đổi này, IBM và những "gã khổng lồ công nghệ" giống mình phải tự hỏi đâu là những gì cần thiết để gặt hái thành công trong thế giới mới này bởi vì rõ ràng là hoạt động chuyển đổi theo mô hình này sẽ không hề dễ dàng cho bất kỳ ai trong số họ và tất cả đều phải đối mặt với một loạt những vấn đề tương tự.
Tất cả những công ty này cần nhớ rằng khi điện toán đám mây tạo ra một lộ trình đến với thế hệ điện toán tiếp theo, nó có thể không mang lại cho họ các khoản thu nhập khổng lồ mà họ từng quen thuộc trong quá khứ và đó có thể là bài học khó khăn nhất.