Ảnh: Funderandfounder.com
1. Chỉ có một founder duy nhất: Startup chỉ có một founder duy nhất thường gặp rất nhiều khó khăn do phải đối mặt với nhiều khía cạnh công việc và không nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ các co-founder.
2. Sai địa điểm: Việc lựa chọn địa điểm để khởi nghiệp như tại nhà, văn phòng thuê, không gian co-working cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến startup.
3. Chọn sai thị trường ngách: Thị trường ngách được xem là lựa chọn tối ưu cho khởi nghiệp, tuy nhiên nếu ngách đó không đủ rộng thì doanh nghiệp sẽ không thể phát triển trong tương lai.
4. Bắt chước sản phẩm khác: Việc bắt chước ý nguyên những sản phẩm đã thành công mà không có sự chọn lọc cũng là nguyên nhân khiến startup thất bại.
5. Không chịu thay đổi: Thị trường luôn biến đổi không ngừng, quá bảo thủ hoặc cứng nhắc sẽ khiến startup đánh mất cơ hội và không theo kịp với xu hướng thị trường.
6. Chọn sai nhân viên: Những nhân viên giỏi nhất không hẳn đã là sự lựa chọn tối ưu, thay vào đó nên lựa chọn người phù hợp nhất.
7. Chọn sai nền tảng: Việc lựa chọn nền tảng sẽ quyết định toàn bộ đến sản phẩm của startup, nếu chọn sai nền tảng ngay từ đầu, sẽ mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để có thể làm lại từ đầu.
8. Chậm chễ ra mắt: Chậm chân trong việc đưa sản phẩm ra mắt thị trường có thể khiến đối thủ chiếm lấy cơ hội.
9. Ra mắt quá sớm: Nếu sản phẩm, dịch vụ chưa hoàn thiện ở mức thị trường chấp nhận được thì sản phẩm đó rất dễ bị đào thải khi xâm nhập thị trường quá sớm.
10. Không xác định được tập khách hàng tiềm năng: Sẽ luôn có một nhóm đối tượng khách hàng nhỏ thực sự có nhu cầu với sản phẩm của startup, nếu không thể nhân biết được nhóm khách hàng này, startup sẽ rất khó khăn để tiến sâu hơn vào thị trường.
11. Khởi nghiệp với số vốn quá ít: Tiền luôn là mạch máu của các doanh nghiệp, khởi nghiệp với số vốn quá ít ỏi sẽ khiến doanh nghiệp không thể triển khai thành công những kế hoạch của mình
12. Khởi nghiệp với số vốn quá nhiều: Với số vốn nhiều hơn cần thiết, các co-founder rất dễ lơ là việc tinh gọn bộ máy nhân sự và quy trình hoạt động.
13. Tiêu quá nhiều tiền: Việc chi tiêu không có kế hoạch sẽ dẫn đến thâm hụt nguồn tài chính, ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
14. Thiếu sự hỗ trợ từ nhà đầu tư: Nhà đầu tư ngoài cung cấp vốn cho startup còn có thể hỗ trợ rất nhiều về kinh nghiệm và kỹ năng điều hành doanh nghiệp, nếu không tìm cho mình một nhà đầu tư thích hợp, startup sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
15. Tập trung quá nhiều vào lợi nhuận: Lợi nhuận là điều quan trọng, tuy nhiên mục tiêu cao nhất của khởi nghiệp lại là tăng trưởng chứ không phải là lợi nhuận . Quá chú trọng vào điều này có thể khiến startup đánh mất người dùng của mình.
16. Không muốn làm quá nhiều việc: Khởi nghiệp luôn tồn tại rất nhiều công việc cần giải quyết trong khi nhân lực luôn có hạn. Chỉ tập trung vào một vài công việc sẽ làm sao nhãng những việc khác, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp
17. Mâu thuẫn nội bộ: Bất đồng quan điểm, ý kiến giữa các co-founder là nguyên nhân có tỷ lệ cao dẫn đến sự đổ vỡ của hầu hết startup.
18. Thiếu quyết tâm: Khởi nghiệp là một chặng đường dài gian nan, thiếu nhiệt huyết và kiên định trên con đường đã chọn sẽ khiến founder không thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.