Nhìn lại hành trình 24 năm qua, không khó để thấy thói quen trong cuộc sống của người Việt cũng thay đổi theo từng bước phát triển của hệ thống mạng toàn cầu này.

Tính đến tháng 1/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97.8 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 37.7%. Trong đó, có khoảng 68.72 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là 6 giờ 47 phút.

Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội và xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh:

{keywords}
Dịch vụ cung cấp Internet có mặt ở Việt Nam từ năm 1997 với tốc độ hạn chế do được cung cấp dựa trên hạ tầng mạng điện thoại cố định. Đến năm 2003, Internet băng rộng ADSL chính thức có mặt trên thị trường cho phép người dùng truy cập Internet tốc độ cao, vừa có thể dùng các dịch vụ khác như điện thoại, fax đồng thời. Thời gian này các cửa hàng dịch vụ truy cập Internet xuất hiện ồ ạt trên thị trường.
{keywords}
Tuy nhiên, những phóng viên quốc tế tham gia đưa tin về sự kiện APEC diễn ra ở Hà Nội (Việt Nam) năm 2006 vẫn phải gửi tin, bài qua hệ thống Internet truyền có dây. Nếu muốn dùng kết nối Internet di động, các phóng viên nước ngoài sẽ phải dùng đường truyền vệ tinh với chi phí rất cao. Trong giai đoạn này, một số nhà mạng di động sử dụng công nghệ CDMA như EVN Telecom, HT Mobile đã bắt đầu có dịch vụ kết nối Internet di động, nhưng chủ yếu dành cho việc truy cập bằng laptop, vì các smartphone vẫn còn rất ít và giá thành quá cao.
{keywords}
Năm 2006, sinh viên tình nguyện không còn phải dùng những tấm bản đồ giấy nữa. Bản đồ trực tuyến của Google tiện lợi hơn được các nhóm sinh viên tình nguyện sử dụng để chỉ đường cho các thí sinh và người thân tham gia kỳ thi Đại học.
{keywords}
Năm 2016, dịch vụ 4G chính thức được đưa ra thị trường Việt Nam. Cùng với đó, người dùng không chỉ lướt web nhanh hơn mà còn có thể tải những hình ảnh, video có chất lượng cao hơn. Trong ảnh là các thành viên một CLB Yoga cười ở Hà Nội chụp chung tấm hình sau một buổi tập bên Hồ Gươm.
{keywords}
Sự tiện lợi của Internet di động cũng kéo theo sự thay đổi trong hành vi sống hàng ngày của người dân. Cảnh người người cắm cúi vào chiếc smartphone trong bất kể tư thế dần trở nên quen thuộc ở các thành phố lớn của Việt Nam.
{keywords}
Chiếc smartphone được kết nối Internet đem đến quá nhiều sự thuận tiện, khiến con người ngày càng bị lệ thuộc hơn.
{keywords}
Một công nhân xây dựng công trình ở Hà Nội thư giãn trong giờ nghỉ trưa với những bản nhạc trực tuyến.
{keywords}
Một cặp vợ chồng dù đang làm mẫu vẽ vẫn không ngừng lướt web.
{keywords}
Những người thân trong thời gian chờ đợi sĩ tử thi Đại học thoải mái đọc tin tức, trò chuyện trực tuyến... với chiếc điện thoại nhỏ gọn dễ dàng mang bên mình.
{keywords}
Hàng nghìn người tham gia lễ hội Carnaval tại TP Hạ Long năm 2014 cùng giơ những chiếc smartphone quay phim, chụp ảnh. Với tốc độ Internet ngày càng cao, các video, ảnh chất lượng hiện nay dễ dàng đưa lên các trang mạng xã hội.
{keywords}
Internet được phổ cập dần về các vùng, miền.
{keywords}
Năm 2009, VinaPhone khai trương mạng 3G đầu tiên, mở ra kỷ nguyên Internet di động tại Việt Nam. Tháng 5.2019, Viettel thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên, chính thức đưa Việt Nam song hành cùng thế giới về công nghệ di động 5G. 

Ảnh: Nguyễn Quý