Ngày 6/1, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm Nguyên Trâu 2 sẽ chính thức diễn ra trong sự mong chờ của giới điêu khắc và cả người hâm mộ.

Triển lãm Nguyên Trâu 2 khai mạc vào 16h30 ngày 6/1 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần này của nhà điêu khắc Lê Đình Nguyên có khối lượng tạo hình lớn hàng trăm nhân vật trâu, với chất liệu gỗ, sắt, tre, thạch cao và rơm, cùng với sự chuyển động kì lạ, kết hợp nhiều chiêu thức âm thanh bất ngờ, vừa hiện đại vừa dân dã. 

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Tất cả các chất liệu đều có thể thành Trâu của Lê Đình Nguyên

Hoạ sĩ Thành Chương, người giám tuyển các tác phẩm tham gia triển lãm Nguyên Trâu 2 lần này chia sẻ: "Ở ta ai cũng mê trâu, nghệ sĩ mê trâu vẽ tranh và nặn tượng trâu thì nhiều. Tôi là người cũng nổi tiếng về vẽ trâu. Nhưng yêu trâu đến mê mẩn, đến bất tỉnh, đến như bị trâu nhập hồn, nhìn cái gì cũng thành trâu, nghĩ gì cũng đến trâu, tới mức chẳng còn biết mình là Nguyên hay là trâu nữa. Rồi Nguyên đắm đuối, rồi mê say sáng tạo nghệ thuật về vẽ trâu. Đến cả cái tên cha sinh mẹ để đặt cho cũng chẳng còn nguyên nữa, mà thành Nguyên Trâu. Chẳng nói ở nước ta mà khắp thế gian này chắc cũng chỉ có một người, một kỳ nhân như Nguyên Trâu sáng tạo nên những dị thú trâu một cách độc đáo khác thường.

Bước vào thế gian điêu khắc động của Nguyên là sa vào một thế giới dị thú diệu kỳ. Ta như tỉnh như mơ đi hết từ bất ngờ này tới ngỡ ngàng khác. Sức tưởng tượng vô bờ và sự lao động sáng tạo khôn lường của Nguyên thật đáng nể trọng.

Tôi thực sự xúc động và vô cùng thích thú khi ngắm nhìn những tác phẩm điêu khắc động về trâu của Nguyên. Ý tưởng thật thâm trầm sâu sắc, nghề nghiệp thật điêu luyện vững vàng, mảng miếng hình khối thật tinh tế và độc đáo. Tất cả nhuần nhuyễn hoà quyện thành một không gian điêu khắc động rất hiện đại, rất dân tộc và cũng rất thật là Nguyên".

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Hoạ sĩ Thành Chương khẳng định rằng, những dị thú trâu của Nguyên là một đóng góp đáng trân trọng cho nền nghệ thuật điêu khắc của nước nhà.

Lê Đình Nguyên sinh ra ở Hà Nội nhưng quê gốc ở Quảng Ngãi. Là họa sĩ chính của Nhà hát Múa rối trung ương mấy chục năm, đó là nơi để Lê Đình Nguyên có điều kiện trong việc học hỏi và tiếp thu truyền thống một cách tự nhiên nhất. Cũng vẫn là môi trường đó cho anh có cơ hội đi nhiều nước trên thế giới và một lần nữa anh được cập nhật thường xuyên với cái mới. Mấy chục năm đi học, đi làm, chính xác là vừa học vừa làm, giải thưởng có, đi Tây đi Tàu có, triển lãm nhóm có, cá nhân ở nước ngoài có. Chắt lọc để ra triển lãm Nguyên Trâu 2 lần này thực sự là sự mong chờ của giới mỹ thuật nước nhà và cả những người hâm mộ anh.

T.Lê