Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 4,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, hàng năm đóng góp ngân sách khoảng 35 tỷ đồng; tổng số lao động chiếm khoảng 9,5% lao động ngành công nghiệp.

{keywords}
Khánh Hòa xác định, phát triển công nghiệp hỗ trợ vừa là mục tiêu vừa là động lực

Để gia tăng cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mới đây UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ Khánh Hòa đến năm 2025. Qua đó, từng bước mở rộng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt chuẩn, cung ứng cho thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với quá trình hội nhập.

Mục tiêu cụ thể của Khánh Hòa là xác định 4 lĩnh vực chính được chú trọng đầu tư gồm: Cơ khí; dệt may, da giày; điện tử, thiết bị điện và công nghiệp công nghệ cao. UBND tỉnh xác định, phát triển công nghiệp hỗ trợ vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chính.

Đồng thời ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh và tính năng động của doanh nghiệp trên địa bàn, tạo sức hút cho các nhà đầu tư. Mục tiêu đến năm 2025, đẩy mạnh hỗ trợ để tạo hành lang thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; xây dựng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp liên ngành phục vụ cho công nghiệp hỗ trợ.

An Hưng