Chỉ có vài thứ có thể thay đổi một xã hội nhanh chóng như việc phát hiện ra
dầu và chỉ vài nơi có thể chứng minh điều đó một cách sinh động như các nước
vùng Vịnh.
Hình ảnh vũ khí và đội quân hùng mạnh nhất Iran
Triều Tiên dọa thử hạt nhân lần 3
Nền kinh tế Kuwait là một ví dụ, nó dựa vào các cảng tự nhiên ở Vịnh Ba Tư, vốn nối kết nó với các hoạt động buôn bán ngọc trai rất phát đạt và cho phép các công ty hàng hải phát triển mạnh. Tuy nhiên, đó chỉ là trước khi dầu được tìm thấy ở trong vùng vào năm 1938. Sau Thế chiến II, kinh tế Kuwait trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ. Doanh thu từ dầu đổ vào Kuwait đã tăng gấp 3 lần từ 1951 tới 1952 và lại một lần nữa tăng gấp 3 vào năm 1952 tới 1953.
Nhân tố hàng đầu trong cuộc chạy đua phát triển các mỏ dầu của Kuwait là công ty Bechtel, Mỹ. Đây là công ty xây dựng hiện thuộc sở hữu cá nhân lớn thứ 5 thế giới.
Trong thập niên 1940 và 1950, Bechtel chịu trách nhiệm về nhiều dự án xây dựng khắp vùng Vịnh. Một nhân viên của công ty là Francis Haddan Andrus đã lưu giữ được một cuốn album chứa đầy các tấm ảnh chụp Kuwait vào những năm 1950, tất cả những tấm ảnh dưới đây đều lấy từ bộ sưu tập của ông này.
Bộ ảnh cho thấy một xã hội đang bên bờ thay đổi, trong đó xe hơi của hãng Studebakers lưu thông trên đường cùng với lạc đà. Những tấm ảnh được chụp vào thời điểm trước khi dầu mỏ trở thành "vua"
Yousef Ahmad al-Ghanim, một doanh nhân nổi tiếng của Kuwait, người đã thành lập nhiều công ty và Tom Mohney, một nhân viên của Bechtel (phải) chụp ảnh trước một chiếc Oldsmobile ở Vịnh Ba tư năm 1950.
Theo Giáo sư Kristin Diwan của trường đại học Mỹ, những năm 1950 là thời điểm mà cuộc sống ở Kuwait bắt đầu thay đổi chóng mặt. Hàng nhập khẩu tăng gấp bốn trong một thập niên do sự giàu có tới từ dầu trải rộng khắp nơi và không chỉ hàng hóa bắt đầu đổ về Kuwait. "Đó cũng là lần đầu tiên, lao động nước ngoài vào đây làm việc", Diwan nói. Từ năm 1946 tới 1957, dân số Kuwait tăng gấp 3, hầu hết là do làn sóng người Palestine và các nước Ả rập khác kéo sang nước này làm việc.
Một nam giới không rõ tên tuổi chụp ảnh ở Kuwait vào năm 1950.
Có một lý do để lý giải cho sự kém phát triển về cơ sở hạ tầng ở Kuwait trước khi tìm ra dầu đó là thiếu hụt nước uống. Đất nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nước nhập khẩu cho tới khi nhà máy khử muối đầu tiên được xây dựng vào những năm 1950. Người Kuwait nói với Diwan rằng trước khi nhà máy trên mọc lên, thuyền sẽ đi tới Shatt al-Arab tại Iraq để mua nước cho thành phố.
Tàu đánh cá neo ở cảng thành phố Kuwait vào năm 1950.
Thậm chí là trước khi giàu có từ dầu, Kuwait đã phát triển một xã hội phân cấp, tập trung quanh tầng lớp thương nhân, vốn phát triển mạnh khỏi ngành ngọc trai. Trong thời kỳ dầu mỏ, những người Kuwait giàu có đã gửi con đi học ở nước ngoài và đầu tư cho sự phát triển văn hóa ở quê hương. Kết quả là "Kuwait mau chóng trở thành nền văn hóa phát triển nhất ở vùng Vịnh. Họ trở nên nổi tiếng vì văn hóa và âm nhạc", Diwan nói.
Các bé gái chụp ảnh trước ô tô
Để phân phát sự giàu có từ giàu cho khắp dân số nhỏ bé của mình, chính phủ
Kuwait bắt đầu mua bất động sản ở trung tâm thành phố từ người dân địa phương
với mức giá bị thổi phồng và sau đó chuyển họ tới những khu vực mới xây. Các dự
án phát triển đầy tham vọng bắt đầu mọc lên dọc cảng biển.
Trong thời gian tiến tới hiện đại hóa, mọi ngôi nhà làm bằng bùn và lá cọ đã bị phá hủy. "Họ san phẳng thành phố cũ. Đó là một phần của kế hoạch xóa bỏ quá khứ và mau chóng phát triển", Diwan nói.
Cảnh nhộn nhịp tại một ngôi chợ ở Kuwait năm 1950
Người Mỹ đổ xô tới khu vực này để làm việc cho các dự án xây dựng đầy tham vọng như cái đầu tiên mà Bechtel từng thực hiện. Các công nhân Mỹ đã tạo dấu ấn trong việc quy hoạch thành phố, công việc mà chính quyền địa phương triển khai. "Nó mang hình dáng của Mỹ vì rất nhiều người Mỹ tới đây từ sớm và tạo ra ấn tượng lâu dài", Diwan, người đã tới Kuwait và khắp vùng Vịnh, nói. "Người Mỹ cũng để lại một dấu ấn văn hóa mạnh mẽ".
Ba nhân viên không rõ tên tuổi của Bechtel tại Kuwait năm 1950.
Những người đàn ông ngồi hút thuốc tại một quán cà phê địa phương
- Hoài Linh (Theo FP)