Những tiếng ồn khác nhau phát ra từ chiếc xe, chứng tỏ rằng bộ phần nào đó của xe đang gặp vấn đề và bạn cần bảo dưỡng hoặc thay mới chúng.

Sau một thời gian sử dụng cả xe tay ga và xe số đều sẽ bị hao mòn các bộ phận, dẫn tới việc những tiếng động lọc cọc, rào rào, cụp cụp hoặc những tiếng kêu rít, hú to rất khó chịu. Ở xe máy, các tiếng động là thường phát ra ở các phần chính sau đây: Động cơ, bộ truyền động, hệ thống phanh – phuộc nhún... Khi xuất hiện những tiếng động lạ đó bạn cần phải đưa xe đi kiểm tra kịp thời để tránh hỏng hóc về sau.

Động cơ

{keywords}
 Động cơ thường phát ra tiếng ồn như tiếng gõ, tiếng rào rào, tiếng rung... Ảnh minh họa

Động cơ thông thường phát ra những âm thanh như tiếng gõ, tiếng rào rào, tiếng rung,...

Tiếng gõ khá lớn và liên tục từ động cơ sau khi nổ máy được 5 phút: Tiếng ồn này phát ra do thanh truyền bị cong, va đập với má trục khuỷu. Lỗi này là lỗi chung của xe ga sau nhiều năm sử dụng hoặc thường xuyên vận hành trong điều kiện không tốt.

Tiếng rào rào trong môbin khi đề máy nhưng động cơ không khởi động: Lỗi này 80% xuất phát từ bộ đề, cụ thể là bi đề bị hỏng gây trượt. Khi bị lỗi này ta nên kiểm tra kỹ lưỡng và thay bi đề mới.

Máy bị gõ, nóng bất thường, đôi khi kèm rung giật: Dùng bu-gi sai chủng loại; sai tiêu chuẩn nhiệt (Nóng-Lạnh). Nếu lắp bu-gi có chỉ số nhiệt nhỏ hơn quy định không phù hợp với tiêu chuẩn của động cơ thì chấu bu-gi sẽ bị quá nóng dẫn đến các biểu hiện như trên.

Nhông xích, dây cu-roa

{keywords}
 Nhông xích, dây cu-roa thường phát ra tiêng lách cách, tiếng hú... Ảnh minh họa

Nhông xích, dây cu-roa thường phát ra âm thanh lách cách, rồ ga, tiếng hú,... 

Tiếng kêu lách cách từ phía nhông xích khi tăng ga mạnh ở xe số: Sên bị chùng, hoặc dĩa và nhông bị mòn gây nhảy sên, đập vào hộp bảo vệ hay và tạo ra tiếng kêu lách cách.

Rồ ga nghe tiếng máy xe nhưng xe không di chuyển: Đây là hiện tượng thường gặp trên xe ga. Nguyên nhân là do dây curoa bị trượt hoặc bề mặt tiếp xúc giữa bố và chuông bị trượt khiến xe đứng ì một chỗ dù có lên ga hết cỡ.

Tiếng hú, tiếng va đập lớn dần qua từng ngày: Xảy ra trên xe ga do láp hỏng hoặc nhớt láp không được thay. Nếu để lâu dài sẽ dẫn tới nguy cơ bị vỡ, mẻ và trượt bánh răng khiến xe không thể hoạt động.

Phanh - giảm xóc

{keywords}
Phanh - bộ phận giảm xóc thường phát ra tiếng kêu cụp cụp, tiếng rít... Ảnh minh họa 

Phanh – bộ phận giảm xóc thường phát ra những âm thanh như cụp cụp, tiếng rung, tiếng rít,...

Tiếng kêu “cụp cụp” lớn ở phía trước khi đi qua những đoạn đường xóc: Nguyên nhân là do lò xo phuộc trước yếu, dầu phuộc bị oxi hóa mất độ trơn gây các vết xước trong ty phuộc khiến phuộc hoạt động không tốt. Khi có hiện tượng này cần phải kiểm tra, thay lò xo phuộc, phốt và dầu phuộc. 

Ngoài ra tiếng kêu khi vấp ổ gà hoặc chướng ngại vật còn đến từ bộ chén cổ, do bi và vòng đệm của chén cổ yếu, bị nứt vỡ. Phương pháp khắc phục là làm lại chén cổ hoặc thay thế bộ chén cổ khác. 

Trong trường hợp xe có hiện tựơng chạy không đầm, rung, chao đảo tay lái kiểm tra phuộc sau có bị yếu không hoặc là vành bị đảo nhảy cách khắc phục thay mới .

Tiếng rít rất khó chịu khi bóp phanh: Có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

Má phanh bị mòn, trơ phần kim loại nên cọ xát với đĩa phanh hoặc đùm (nếu là thắng đùm), lâu ngày đĩa – đùm sẽ bị mòn dẫn đến hư hỏng nặng hơn.  

Trên mặt bố thắng bị dính cát, vật cứng gây hư hỏng bố thắng. Cần phải kiểm tra và rửa sạch. Lớp bề mặt bố thắng bị chai cứng, cần phải dũa lại hoặc thay mới.

Để hạn chế những âm thanh, tiếng ồn từ xe, thỉnh thoảng bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng, chăm sóc xe thường xuyên để duy trì được khả năng vận hành tốt, tránh được những hư hỏng trầm trọng.

(Theo Viet Q)

Hãy tôn vinh những lái xe có văn hoá!

Hãy tôn vinh những lái xe có văn hoá!

Phát hiện chiếc xe du lịch phía sau đang tìm cách vượt ở góc cua khuất, trong khi phía trước có xe đi ngược chiều, người lái xe tải đã có một hành động cảnh báo mang tính "cứu mạng"...

Những lỗi thường gặp của ‘xế mới’ khi sử dụng và lái xe ô tô

Những lỗi thường gặp của ‘xế mới’ khi sử dụng và lái xe ô tô

Trong khoảng thời gian đầu khi sử dụng và lái xe, sử dụng xăng cao cấp, nhầm lẫn chân ga với chân phanh... là những lỗi thường gặp ở xế mới, biểu hiện của việc thiếu kinh nghiệm cũng như tâm lý lo ngại.

Lái xe không mang bảo hiểm dân sự, bị phạt bao nhiêu?

Lái xe không mang bảo hiểm dân sự, bị phạt bao nhiêu?

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang đầy đủ các giấy tờ theo luật đã quy định.

5 thói quen lái xe khiến người dùng mất tiền oan

5 thói quen lái xe khiến người dùng mất tiền oan

Một số mẹo hữu ích sẽ giúp người dùng lái xe tốt hơn, tăng tuổi thọ của động cơ, lốp xe và hộp số. Áp dụng thường xuyên có thể giúp chạy xe tiết kiệm nhiên liệu và không tốn nhiều tiền bạc vào việc bảo dưỡng xe.

Có thể sử dụng bằng lái xe của Đức tại Việt Nam

Có thể sử dụng bằng lái xe của Đức tại Việt Nam

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, bằng lái xe của Đức là hợp lệ tại Việt Nam, theo công ước giao thông đường bộ 1968.