Ăn là để duy trì sự sống, để tồn tại, phát triển, để làm việc. Song ăn uống như thế nào mới là điều đáng phải bàn. Trước hết phải khẳng định rằng chuyện "tham ăn tục uống" thì ở thời nào, nước nào trên thế giới cũng có, không riêng chỉ có người Việt. Đã có rất nhiều chuyện bi hài được viết thành sách, đưa lên sân khấu, điện ảnh để đả phá, phê bình thói xấu đó.
Nói cười hô hố... chỉ có thể là người Việt!
Thói hư tật xấu của người Việt... ra nước ngoài bị khinh lắm
Xấu hổ vì trí thức Việt cũng "tham ăn tục uống"
Xem lại clip gào thét tranh cướp suất ăn 100 nghìn
Xưa: Ăn trông nồi...
Ngày xưa, thời buổi còn khó khăn thiếu thốn ăn chủ yếu là để cho no bụng, bữa cơm chủ yếu là cơm, khoai, sắn, độn rau... song "miếng ăn" vẫn được các tầng lớp trong xã hội quan tâm, ông bà ta vẫn thường dạy: "miếng ăn là miếng nhục", "ăn tùy nơi, chơi tùy chốn", hay "ăn trông nồi ngồi trông hướng"...
Ai trong chúng ta lớn lên chắc hẳn đều được nghe đến những điều răn dạy đó. Vì thế, ngày xưa trong mâm cơm gia đình mỗi khi nhà có khách, hay có cỗ là phụ nữ, trẻ em phải ăn riêng, phần ngon, phần nhiều phải nhường để đãi khách. Khi khách ăn xong phần thừa lại thì trẻ em mới được ăn. Hoặc nếu được ngồi với người lớn chỉ khi nào cha mẹ gắp cho con cái mới dám ăn. Ấy là cái thời xa xưa lắm rồi, còn bây giờ thì sao?
Và nay, ăn là thể hiện đẳng cấp, thể hiện mình biết hưởng thụ.
Nay: Mất tiền mua mâm phải đâm cho thủng?
Ngày nay, xã hội phát triển, kinh tế dư giả, chuyện thiếu ăn như xưa vẫn còn nhưng rất ít, xã hội có nhiều tầng lớp, mỗi tầng lớp có một thói quen hưởng thụ vật chất khác nhau, người nhiều tiền thì sơn hào hải vị họ chả thiếu thứ gì, kẻ nghèo khó hơn cũng không đến nỗi cả năm không biết đến miếng thịt. Ngày nay, ăn uống không phải để no bụng nữa mà ăn để thưởng thức, để hưởng thụ, ăn lấy ngon.
Tuy nhiên, tưởng rằng khi đã no, đã thưởng thức của ngon vật lạ đầy đủ thì cách sinh hoạt, hay nói đúng hơn là văn hóa ăn uống của một bộ phận trong chúng ta sẽ được phát triển lên một tầm cao hơn. Vì chí ít họ cũng được đi học đầy đủ, được đi đây đi đó, được lĩnh hội những nền văn minh tiến bộ từ nước ngoài, nhưng thói quen phồn thực "ăn cho sướng miệng" ở đâu đó vẫn còn tồn tại.
Tất nhiên là hệ lụy nhãn tiền từ việc ăn uống vô tội vạ kia vẫn ngày đêm rình rập. Và câu chuyện như bạn Nguyễn Thị Hoan (Cựu sinh viên Hohenheim 2003-2005- CHLB Đức) phản ánh thì không phải là hiếm trong xã hội hiện nay.
Những hình ảnh làm "mất mặt" người Việt. |
Tôi cũng may mắn được đi đến một số nơi, được tiếp xúc với nhiều người. Được đến và dự tiệc ở vài địa chỉ có buffet ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bây giờ đọc lại câu chuyện của bạn Hoan kể tôi thực sự thấy buồn. Vì mình cũng từng chứng kiến cảnh như vậy.
Một lần, tại một khách sạn khá sang ở Vũng Tàu và một lần ở một nhà hàng có tiếng ở Bùi Thị Xuân Hà Nội (cạnh Vincom) tôi đã ngượng thay cho nhiều người về văn hóa ăn uống nơi đông người, hẳn là những người vào đó phải là những người có tiền, nhưng cách họ ăn uống thì thật xấu hổ.
Tôi chỉ lấy vài thứ cho phải phép và hợp khẩu vị, vừa đủ để trong một cái đĩa nhỏ cho mình. Còn nhiều người thì tranh nhau, chen lấn xô đẩy, gắp đầy mấy đĩa về bàn mình, nhìn sang bàn bên mà thấy ngượng thay cho họ, bởi họ ăn vận lịch sự, nước hoa thơm nức, vậy mà cũng ăn uống như thể chưa bao giờ được ăn. Phải chăng họ ăn như vậy là do "mất tiền mua mâm phải đâm cho thủng"? Ăn để chứng tỏ mình sành điệu, mình đẳng cấp, biết thưởng thức?
Nhớ lại mấy sự kiện trước đây bên nước ngoài đã có mấy nhà hàng từ chối phục vụ người Việt. Xin hãy đừng trách họ vì sự kỳ thị này, mỗi người Việt hãy tự vấn lương tâm mình, ứng xử ăn uống nơi đông người sao cho khéo léo và có văn hóa. Nhất là khi có nhiều bạn bè quốc tế cùng tham dự.
Độc giả Nguyễn Hợp Tuấn (nguyenhoptuantt@gmail.com)