Theo Reuters, thiên thạch xuất hiện trên bầu trời thủ đô nước Đức mang tên 2024BXI, đường kính khoảng 1m, được một nhà thiên văn học Đài thiên văn Konkoly (Hungary) phát hiện. Đây là lần thứ 8 các nhà khoa học phát hiện ra một thiên thạch trước khi nó phát nổ trong bầu khí quyển.

"Một thiên thạch nhỏ sẽ tan rã thành một quả cầu lửa vô hại ở phía tây Berlin vào hồi 1h30 sáng ngày 21/1 (giờ địa phương). Mọi người có thể quan sát sự kiện này rõ ràng", thông báo của NASA cho biết.

Khoảnh khắc thiên thạch thắp sáng bầu trời Berlin. Video: DW

Truyền thông Đức cho biết, 2024BXI còn có thể được nhìn thấy từ thành phố Leipzig. Thiên thạch này cháy rụi trong vài giây, tạo ra một quả cầu lửa rực sáng.

Trong phần lớn trường hợp, các tiểu hành tinh hay thiên thạch nhỏ rất khó có thể quan sát vì ánh nắng của Mặt trời. Tuy vậy, Cơ quan vũ trụ của nhiều nước trên thế giới đang phát triển công nghệ quét bầu trời mới nhằm tìm ra các thiên thạch trước khi chúng tiếp xúc với Trái đất.

Thiên thạch phát nổ biến ngày thành đêm

Thiên thạch phát nổ biến ngày thành đêm

Người dân tại Cộng hòa Khakassia, tây nam Siberia (thuộc Nga) đã chứng kiến một quả cầu lửa khổng lồ phát nổ trên bầu trời vào hôm 6/12, khiến ban đêm bỗng sáng rực như ban ngày trong chốc lát.