- Gần 1 tháng chủ trương khuyến khích bỏ chấm điểm trò lớp 1 vào thực tế đã có nhiều băn khoăn, trăn trở từ giáo viên và phụ huynh.

Ưu điểm

Hiệu trưởng Trưởng Tiểu học Khương Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Thị Xuân Lan cho biết, thay đổi lớn nhất khi thực hiện chủ trương này là học trò tránh được sức ép điểm số. Phụ huynh không bị cuốn vào cuộc đua điểm số bằng cách cho con đi học thêm, lấy lòng thầy cô hay nhồi nhét kiến thức vào trẻ.”

{keywords}

Thay vì chấm điểm, cô sẽ chấm chữa và cho nhận xét trên bài tập của trò. (Ảnh: Văn Chung).

Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) nêu quan điểm: “Học sinh mới vào lớp 1 mà cho điểm ngay sẽ tạo ra áp lực tâm lý đối với các em.

Nếu ngay nét chữ, đọc ngữ âm đầu tiên mà chúng ta đã đánh giá bằng điểm số thì sẽ ảnh hưởng tâm lý không tốt. Học sinh có thể so sánh giữa mình với bạn bè xung quanh khi mà hiện nay có tính trạng không ít phụ huynh cho con đi học chữ trước”.

Với môn tiếng Việt, việc không cho điểm số khiến giáo viên như cô Trần Thị Minh Châu (Trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) không phải đợi trẻ làm xong bài rồi mới thu vở về chấm mà chấm chữa cho trò ngay trong thời gian làm bài.

Cách làm này giúp giáo viên đỡ mệt mỏi hơn trước đây cũng như giúp cô sát sao tới từng học sinh của mình hơn”.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) Nguyễn Thị Bích Hằng cho biết: “Trước khi có chủ trương của bộ, trường cũng khuyến khích giáo viên không nhận xét nặng nề hay cho điểm để động viên trò học bài”.

Tuy nhiên, việc bỏ chấm điểm vào thực tế lại không dễ khiến nhiều phụ huynh và giáo viên băn khoăn.

Khó cho giáo viên, phụ huynh thêm rối

Chị Huệ có con đang học Trường Tiểu học Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Vì không có nhiều thời gian nên việc cô chấm điểm cho con là cần thiết, nhìn vào đó có hướng giúp con học tốt hơn.

Chứ thay chấm điểm bằng nhận xét khá chung chung như tốt, khá, cần cố gắng. Hay quá cụ thể như nét chữ phải kéo lên, móc xuống, độ rộng như thế nào khiến phụ huynh càng thêm rối bời, lo lắng”.

{keywords}

Giáo viên Trường Tiểu học Khương Thương (quận Đống Đa, Hà Nội) hướng dẫn học sinh trong giờ tập viết. (Ảnh: Văn Chung)

Từ thực tế triển khai cô Nguyễn Thị Ngà, giáo viên lớp 1A8, Trường Tiểu học Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) thì cho rằng, đối với lớp học đông, giáo viên sẽ vất vả hơn. Chỉ nhận xét mà không cho điểm số khó đánh giá chính xác khả năng từng em. Đặc biệt ở môn Toán, có những điểm nhỏ các em mắc lỗi nhưng cô chỉ nhận xét toàn bài là chưa chính xác.”

Tiếp xúc phụ huynh cô Ngà cho biết, tâm lí của số đông phụ huynh vẫn muốn cô chấm điểm cho con để biết đích xác khả năng của con từ đó có hướng giúp đỡ hoặc cho con đi học thêm.

"Mong muốn của phụ huynh là nhu cầu chính đáng” - cô Ngà nói. Việc không chấm mà thay bằng nhận xét trên vở của trẻ nhìn rất rối mắt, thiếu thẩm mỹ

Không bị sức ép sĩ số đông nhưng hiệu trưởng Trường Tiểu học La Thành (quận Đống Đa, Hà Nội) Vũ Tuyết Mai cho rằng: “Điểm số thì cụ thể. Nhận xét lại chung chung. Với phụ huynh, nhận xét ấy khiến họ có phần hoang mang lo lắng nên phải ngồi trao đổi, hỏi han giáo viên nhiều hơn. Vì lẽ đó cô vất hơn...”

Theo bà Mai, không cho điểm không gây áp lực nhưng đồng thời không tạo cho trẻ sự phấn khích cũng như tác dụng rèn ý thức, nề nếp học tập.

Cô Trần Thị Minh Châu, chủ nhiệm lớp 1E, Trường Tiểu học Khương Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) bổ sung: “Đối với trẻ vào mới vào lớp 1, nhiều em đâu đã biết đọc chữ. Cô chỉ nhận xét mà không cho điểm khiến trẻ kém hào hứng, không phấn khích mỗi ngày đến trường”.

  • Văn Chung