- Đưa em gái từ xã Ngọc Mỹ, huyện ngoại thành Quốc Oai (Hà Nội) vào dự thi ở điểm thi Trường ĐH Thủy lợi, chị Nguyễn Thị Hà tính toán mỗi ngày phải bỏ ra 100 nghìn đồng mỗi người để thuê trọ nhà dân gần trường.

Thế nhưng, điều khiến chị trăn trở nhất không phải là chuyện chi phí mà là việc đảm bảo tính công bằng trong thi cử.  

Mình chỉ lo ngại chuyện giờ thí sinh thi ở các địa phương. Hà Nội thì làm chặt nhưng các tỉnh khác liệu có thể quản câu chuyện giám thị sẽ nới lỏng để cho học sinh của tỉnh mình làm bài thi điểm cao hơn  đỗ được nhiều hơn hay không?" -  chị Hà băn khoăn.

{keywords}
Phụ huynh và sĩ tử ngồi đợi bên ngoài phòng thi trong ngày làm thủ tục sáng 30/6. Ảnh: Nguyễn Thảo

Điểm mới nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay so với các năm trước là tất cả các địa phương đều có cụm thi đại học. Tuy nhiên, theo Bộ GDĐT, cả 2 loại hình cụm thi do trường ĐH chủ trì và Sở GDĐT chủ trì đều có 50% cán bộ coi thi là giảng viên trường ĐH-CĐ; 50% còn lại đến từ các Sở GDĐT địa phương.

Song, không vì vậy mà chị Hà cảm thấy yên lòng bởi chị chia sẻ ngay kinh nghiệm mình từng làm giám thị của Học viện Âm nhạc.

“Kể cả có nửa số này nửa số kia nhưng nếu giám thị nới lỏng thì cũng khó mà kiểm soát được. Tất nhiên lãnh đạo ở trên có thể quán triệt, có các đoàn thanh kiểm tra đầy đủ nhưng có phải lúc nào cũng theo hết được”, chị Hà nói.

Thanh tra "cắm chốt" nơi có vấn đề

Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet trong sáng nay, 30/6.

Để đảm bảo kỷ cương thi cử, Bộ GD-ĐT đã có quy định rõ về cơ chế giám sát. Mỗi một cán bộ giám sát phụ trách không quá 7 phòng thi (ở khu vực thi ngoắt nghéo thì có thể ít hơn).

{keywords}
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Cán bộ giám sát phải giám sát các hoạt động của khu vực gồm giám sát việc làm của giám thị, thí sinh và những người khác để bảo đảm không có tiêu cực, lộn xộn xảy ra. Nếu giám thị làm đúng trách nhiệm  thì nhắc nhở,  thậm chí cán bộ giám sát có quyền kiến nghị điểm trưởng thay đổi giám thị.

Hiện nay, Bộ đã kết nối với 120 đoàn thanh tra trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi. Một cán bộ giám sát sẽ phụ trách không quá 7 phòng thi.

Bộ cũng đã hướng dẫn thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra độc lập với các hội đồng thi.

"Thanh tra, kiểm tra, giám sát có nhiệm vụ tác động vào quản lý chứ không tác động vào chuyên môn. Trước đây có hiện tượng thanh tra nhảy vào phòng thi lập biên bản nhưng nay thì khác - sẽ yêu cầu giám thị làm việc này" - ông Bằng nói.

Thay vì thanh tra ủy quyền như trước, Bộ GD-ĐT đã thành lập 14 đoàn thanh tra. Các đoàn này cơ bản hoạt động lưu động. Có một số sở hiện vẫn duy trì thanh tra cắm chốt, đặc biệt là những điểm thi vùng sâu, vùng xa.

Đề cập tới chuyện " thanh tra không báo trước", ông Bằng khẳng định: "Không có chuyện thanh tra đến nơi giáo viên đứng hai hàng vỗ tay chào đón".

  • Nguyễn Hiền - Văn Phong

 

'Các tỉnh không làm giảm nghiêm túc thi được'

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có trao đổi nhanh về công tác giám sát thi THPT quốc gia sáng 30/6, tại  cụm thi ĐH Bách khoa Hà Nội.