- "Rất nhiều người làm văn hóa mang theo tư duy “tôi làm văn hóa tôi đi
xin tài trợ, cho tiền tôi làm, không có thì thôi”. Nó khác con đường
tôi đang đi là tôi phải làm ra tiền, tôi không đi xin tài trợ mà tìm
những con đường để văn hóa có thể sống bằng nội lực."
Trương Công Tú, người khởi xướng theo đuổi mô hình Tủ sách Văn hóa mang tên công ty - Vietpictures là đạo diễn trẻ đã được biết đến qua một số chương trình gắn liền với Hà Nội như "Thăng Long nhân kiệt", "Người Hà Nội" (VTV1).
Trương Công Tú cũng đang thực hiện đề án “Thư viện hình ảnh về di sản, văn hóa Việt Nam”, với mong muốn là thông qua VietPictures truyền cảm hứng yêu văn hóa đến người Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ, thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập của đất nước.
Tuy nhiên, anh lại là người có tư duy hết sức mới mẻ về văn hóa.
Tâm thức tiếp nhận của giới trẻ chưa tốt
Anh hay nhắc đến công việc của anh là “truyền cảm hứng”. Điều này nghe khá… mơ hồ. Anh có tự tin mình đã làm được điều này?
Trương Công Tú: Thực ra mà nói, việc truyền cảm hứng là mong muốn. Còn một người không thể làm hết mọi thứ và cũng không có nghĩa là người nào mình cũng truyền được.
Mình cố gắng tìm ra một con đường mà với kinh nghiệm của mình đó là tốt nhất. Làm sao để người ta không mất nhiều thời gian cũng thấy được vẻ đẹp và có được chính kiến riêng qua trải nghiệm thực sự. Còn tác động được đến người ta hay không còn có nhiều yếu tố. Xã hội mà ai cũng hoài cổ thì cũng chết, không nên. Bản chất của mình khi mong muốn truyền cảm hứng là để người ta sống tử tế hơn, yêu văn hóa và giúp cuộc sống ổn định hơn, cân bằng hơn.
Tại sao anh lại hướng mục tiêu vào lớp trẻ, trong khi lớp trung niên có nhu cầu hiểu biết về vấn đề này hơn, và có cả tiềm năng kinh tế để thực hiện?
- Giới trung niên là chuẩn bị bước về già và có được kinh tế, tri thức cũng đủ dày dặn rồi nhưng đa phần họ lại không có thời gian. Họ ý thức được việc đó nhưng với dịch vụ mình đang cung cấp thì không tập trung được.
Nếu đến từng nhà nói chuyện thì được, nhưng bảo bỏ thời gian ra đi học thì họ không có. Vậy thì giới đó sẽ sử dụng các hình thức khác như truyền hình internet, sách, đĩa. Còn hình thức giáo dục thì chắc chắn phải là học sinh sinh viên.
Vậy với các lớp anh đã tham gia giảng dạy, anh thấy sự tiếp nhận của lớp trẻ như thế nào?
- Không tốt, bởi vì nền tảng của giới trẻ VN không tốt. Thứ hai là sự quan tâm của giới trẻ đang hướng đến những thứ khác. Giống như ngày trước mình đi học thích hỏi vặn, hỏi khó thầy để chứng tỏ mình giỏi hơn thầy chứ không phải để tiếp nhận kiến thức.
Đó là tâm thức không tốt, tiếp cận vấn đề theo dạng đập chứ không phải xây, tư duy xây dựng yếu.
Kiểu như có thể tôi kém hơn ông đấy nhưng tôi hỏi câu này ông không trả lời được thì ông cũng bình thường thôi. Chứ không phải là tôi hỏi ông được càng nhiều càng tốt thì tôi nhận được càng nhiều và có giá trị cho tôi. Kể cả nói chuyện với người kém hơn mình nhưng nếu mình hỏi đúng thì mình vẫn nhận được những thứ có giá trị. Tôi thấy tâm thức của giới trẻ Việt kém ở chỗ đó.
Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay sống rõ ràng hơn, có định hướng rõ hơn. Khác với thế hệ của tôi là bị mông lung. Vì vậy, việc tiếp cận với văn hóa cũng vừa khó vừa dễ.
Tôi thấy khi nói chuyện về văn hóa sinh viên cũng thích nhưng đó không phải và vấn đề quan tâm chính của các em. Có nghĩa là nghe cho vui thì cũng được, nhưng nghe về kinh doanh thì sẽ quan tâm hơn.
Đôi khi mình phải kết hợp linh động giữa hai thứ đấy. Mà thực ra, không nên có quá nhiều người quan tâm đến văn hóa và xả thân vì nó, sẽ không tốt cho sự phát triển. Bởi thuộc tính của văn hóa là có gái trị lắng đọng, mà lắng đọng sẽ tạo ra sức ì, khó đột phá. Tuổi trẻ nên bớt đi những cái đấy.
Tôi không sống khổ để mà làm văn hóa
Việc kiếm được tiền từ văn hóa có gì khác so với kiếm tiền từ làm kinh tế đơn thuần?
- Văn hóa có ra tiền không? Có ra tiền.
Năm vừa qua có dự án Hỗ trợ doanh nhân xã hội do Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) thực hiện. Doanh nhân xã hội khác với doanh nhân bình thường ở chỗ doanh nhân xã hội đi theo một lý tưởng, cứ gọi là lý tưởng cho nó “to”.
Và đương nhiên, anh phải là doanh nhân đã. Rất nhiều người làm văn hóa mang theo tư duy “tôi làm văn hóa tôi đi xin tài trợ, cho tiền tôi làm, không có thì thôi”.
Nó khác con đường tôi đang đi là tôi phải làm ra tiền, tôi không đi xin tài trợ mà tìm những con đường để văn hóa có thể sống bằng nội lực.
Nó không thể có lợi nhuận bằng các thứ khác, thậm chí lợi nhuận còn không bằng bà bán cơm bình dân, nhưng phải sống được, phải nuôi được bộ máy chạy được bền vững.
Cách làm của tôi là con đường đi rất dài, không phải làm một, hai năm để kiếm tiền nhưng mục tiêu là kiếm tiền đủ để nuôi con đường đấy và mình sống một cách thoải mái. Tôi không sống theo hướng là sống khổ sở, nhịn ăn bóp mồm bóp miệng để làm văn hóa. Tôi vẫn sống đàng hoàng tử tế, vẫn đủ thời gian ăn chơi. Phải khi đạt được sự cân bằng này mới đi được xa.
Tất nhiên là có những giai đoạn ngắn phải dồn hết mọi thứ nhưng con đường dài phải cân bằng. Có lúc khó, có lúc dễ, có lúc không ra nhiều tiền, có lúc hòa vốn nhưng không được phép lỗ.
Con đường tôi đi có thể không nhanh, nhưng nó tiến lên và không bị ảnh hưởng bởi những thứ khác. Nhưng cũng không phải từ chối những khoản tài trợ, có tài trợ thì tốt quá, nhưng không có vẫn đi được, thế mới là khó.
Khó, vậy thì làm sao để làm được?
- Đó là bài toán kinh doanh, phải tìm kiếm những nội dung phù hợp với thị trường. Tôi không cứng nhắc, cái gì thấy phù hợp thì làm chứ không chi riêng văn hóa. Nhưng phải nói văn hóa cũng là thị trường.
Nó có thể không ra nhiều tiền nhưng bền vững. Ví dụ như ca trù năm nào nói cũng được, không bị cũ, bởi vì nó… cũ sẵn rồi. Cái khác thì phải tìm cái mới chứ cái này không cần mới. Thậm chí năm nay chỉ cần quay đẹp hơn năm ngoái thì cũng là thành công.
Kể cả đào tạo văn hóa cũng vậy thôi, tìm nội dung phù hợp mà làm. Hay Phật giáo, Đạo Mẫu đang phát triển, mình hướng về những thứ đó. Đi theo những con đường đó có thể ra tiền để nuôi những thứ khác không ra tiền. Tôi không bị tự tin quá về những gì mình đã làm là “khủng khiếp”.
Mình làm cũng bình thường nhưng cố gắng để phù hợp với nhu cầu và mỗi năm mình nâng cao lên một tí, cố gắng tiệm cận với hệ thống giá trị mà thế giới làm được.
Slogan của công ty là “Đưa tinh thần Việt hòa cùng thế giới”.Sự “hòa cùng” này là ở góc độ nào, thưa anh?
- Một trong những mục tiêu lâu dài của tôi là khoảng 5 năm nữa có chương trình về di sản văn hóa VN phát định kỳ trên các kênh truyền hình quốc tế.
Tôi đưa ra mục tiêu như thế nhưng có lẽ sẽ chuyển hướng sang truyền hình internet bởi vì tôi sẽ làm nhiều thứ tiếng chứ không phải một thứ tiếng. Hiện nay các đạo diễn VN thỉnh thoảng có chương trình phát trên CNN hay Discovery…, nhưng đó là các chương trình lẻ tẻ, và đa phần mang vấn đề chiến tranh và hậu chiến.
Tôi thấy việc này cũng không hay vì đã đến lúc xây dựng một hình ảnh VN khác. Và phát sóng một cách định kỳ nó khác với việc thỉnh thoảng được phát. Để làm được điều đó là con đường dài. Không biết đã có ai nghĩ và hướng theo con đường này chưa, nhưng tôi cho rằng đây là một con đường tốt, hơn việc thỉnh thoảng tung ra một trailer giới thiệu quảng bá.
Có thành công hay công thì chưa biết nhưng mình không thể cứ “ăn” mãi ở trong nước được, mình phải ra ngoài. Còn phải tính lên ở kênh nào, lên như thế nào, nhưng không phải là không có cơ hội, thậm chí là nhiều cơ hội.
Quy mô, tầm vóc của chúng tôi bây giờ cũng chưa thể làm được, còn phải chuẩn bị nội lực cho chính mình. Cũng chưa chắc chúng tôi đã phải là người làm vì có những công ty khác lớn hơn nhiều, làm được ngay, nhưng quan trọng là họ có ý thức làm không.
Tôi cũng chưa có lộ trình cụ thể, mà lộ trình của tôi là… tương lai.
Nhưng nếu anh không liều thì không “lớn nhanh” được?
- Đúng vậy, nhưng có khi lớn nhanh cũng chưa hẳn là tốt.
Sự phát triển so với chất lượng cuộc sống thì sự phát triển với sự cân bằng, cái nào hay hơn? Những vấn đề mà xã hội này đang phải giải quyết chính là để cho mọi việc cân bằng lại.
Như khi làm các chương trình về môi trường thì tôi nhận ra những nước phát triển đầu tư nhiều cho môi trường thực chất là do họ đã… phá xong rồi chứ không phải là do họ hay hơn mình. Bản chất là đi cùng một con đường mà mình là người đi sau.
XEM PHẦN TIẾP THEO TẠI ĐÂY
Trương Công Tú, người khởi xướng theo đuổi mô hình Tủ sách Văn hóa mang tên công ty - Vietpictures là đạo diễn trẻ đã được biết đến qua một số chương trình gắn liền với Hà Nội như "Thăng Long nhân kiệt", "Người Hà Nội" (VTV1).
Trương Công Tú cũng đang thực hiện đề án “Thư viện hình ảnh về di sản, văn hóa Việt Nam”, với mong muốn là thông qua VietPictures truyền cảm hứng yêu văn hóa đến người Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ, thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập của đất nước.
Tuy nhiên, anh lại là người có tư duy hết sức mới mẻ về văn hóa.
Trương Công Tú: "Bản chất của mình khi mong muốn truyền cảm hứng là để người ta sống tử tế hơn, yêu văn hóa và giúp cuộc sống ổn định hơn, cân bằng hơn". |
Tâm thức tiếp nhận của giới trẻ chưa tốt
Anh hay nhắc đến công việc của anh là “truyền cảm hứng”. Điều này nghe khá… mơ hồ. Anh có tự tin mình đã làm được điều này?
Trương Công Tú: Thực ra mà nói, việc truyền cảm hứng là mong muốn. Còn một người không thể làm hết mọi thứ và cũng không có nghĩa là người nào mình cũng truyền được.
Mình cố gắng tìm ra một con đường mà với kinh nghiệm của mình đó là tốt nhất. Làm sao để người ta không mất nhiều thời gian cũng thấy được vẻ đẹp và có được chính kiến riêng qua trải nghiệm thực sự. Còn tác động được đến người ta hay không còn có nhiều yếu tố. Xã hội mà ai cũng hoài cổ thì cũng chết, không nên. Bản chất của mình khi mong muốn truyền cảm hứng là để người ta sống tử tế hơn, yêu văn hóa và giúp cuộc sống ổn định hơn, cân bằng hơn.
Văn hóa là những gì làm cho cuộc sống của con người tốt hơn, còn di sản
là những cái bền vững còn lại với thời gian. Nhạc trẻ bây giờ cứ bảo nó
rẻ tiền nhưng giúp cho một bộ phận người thấy thoải mái thì cũng là văn
hóa. Chứ văn hóa không phải là cái gì ghê gớm, khủng khiếp. |
- Giới trung niên là chuẩn bị bước về già và có được kinh tế, tri thức cũng đủ dày dặn rồi nhưng đa phần họ lại không có thời gian. Họ ý thức được việc đó nhưng với dịch vụ mình đang cung cấp thì không tập trung được.
Nếu đến từng nhà nói chuyện thì được, nhưng bảo bỏ thời gian ra đi học thì họ không có. Vậy thì giới đó sẽ sử dụng các hình thức khác như truyền hình internet, sách, đĩa. Còn hình thức giáo dục thì chắc chắn phải là học sinh sinh viên.
Vậy với các lớp anh đã tham gia giảng dạy, anh thấy sự tiếp nhận của lớp trẻ như thế nào?
- Không tốt, bởi vì nền tảng của giới trẻ VN không tốt. Thứ hai là sự quan tâm của giới trẻ đang hướng đến những thứ khác. Giống như ngày trước mình đi học thích hỏi vặn, hỏi khó thầy để chứng tỏ mình giỏi hơn thầy chứ không phải để tiếp nhận kiến thức.
Đó là tâm thức không tốt, tiếp cận vấn đề theo dạng đập chứ không phải xây, tư duy xây dựng yếu.
Kiểu như có thể tôi kém hơn ông đấy nhưng tôi hỏi câu này ông không trả lời được thì ông cũng bình thường thôi. Chứ không phải là tôi hỏi ông được càng nhiều càng tốt thì tôi nhận được càng nhiều và có giá trị cho tôi. Kể cả nói chuyện với người kém hơn mình nhưng nếu mình hỏi đúng thì mình vẫn nhận được những thứ có giá trị. Tôi thấy tâm thức của giới trẻ Việt kém ở chỗ đó.
Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay sống rõ ràng hơn, có định hướng rõ hơn. Khác với thế hệ của tôi là bị mông lung. Vì vậy, việc tiếp cận với văn hóa cũng vừa khó vừa dễ.
Tôi thấy khi nói chuyện về văn hóa sinh viên cũng thích nhưng đó không phải và vấn đề quan tâm chính của các em. Có nghĩa là nghe cho vui thì cũng được, nhưng nghe về kinh doanh thì sẽ quan tâm hơn.
Đôi khi mình phải kết hợp linh động giữa hai thứ đấy. Mà thực ra, không nên có quá nhiều người quan tâm đến văn hóa và xả thân vì nó, sẽ không tốt cho sự phát triển. Bởi thuộc tính của văn hóa là có gái trị lắng đọng, mà lắng đọng sẽ tạo ra sức ì, khó đột phá. Tuổi trẻ nên bớt đi những cái đấy.
Tôi không sống khổ để mà làm văn hóa
Việc kiếm được tiền từ văn hóa có gì khác so với kiếm tiền từ làm kinh tế đơn thuần?
- Văn hóa có ra tiền không? Có ra tiền.
Năm vừa qua có dự án Hỗ trợ doanh nhân xã hội do Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) thực hiện. Doanh nhân xã hội khác với doanh nhân bình thường ở chỗ doanh nhân xã hội đi theo một lý tưởng, cứ gọi là lý tưởng cho nó “to”.
Và đương nhiên, anh phải là doanh nhân đã. Rất nhiều người làm văn hóa mang theo tư duy “tôi làm văn hóa tôi đi xin tài trợ, cho tiền tôi làm, không có thì thôi”.
Nó khác con đường tôi đang đi là tôi phải làm ra tiền, tôi không đi xin tài trợ mà tìm những con đường để văn hóa có thể sống bằng nội lực.
Nó không thể có lợi nhuận bằng các thứ khác, thậm chí lợi nhuận còn không bằng bà bán cơm bình dân, nhưng phải sống được, phải nuôi được bộ máy chạy được bền vững.
Cách làm của tôi là con đường đi rất dài, không phải làm một, hai năm để kiếm tiền nhưng mục tiêu là kiếm tiền đủ để nuôi con đường đấy và mình sống một cách thoải mái. Tôi không sống theo hướng là sống khổ sở, nhịn ăn bóp mồm bóp miệng để làm văn hóa. Tôi vẫn sống đàng hoàng tử tế, vẫn đủ thời gian ăn chơi. Phải khi đạt được sự cân bằng này mới đi được xa.
Tất nhiên là có những giai đoạn ngắn phải dồn hết mọi thứ nhưng con đường dài phải cân bằng. Có lúc khó, có lúc dễ, có lúc không ra nhiều tiền, có lúc hòa vốn nhưng không được phép lỗ.
Con đường tôi đi có thể không nhanh, nhưng nó tiến lên và không bị ảnh hưởng bởi những thứ khác. Nhưng cũng không phải từ chối những khoản tài trợ, có tài trợ thì tốt quá, nhưng không có vẫn đi được, thế mới là khó.
Khó, vậy thì làm sao để làm được?
- Đó là bài toán kinh doanh, phải tìm kiếm những nội dung phù hợp với thị trường. Tôi không cứng nhắc, cái gì thấy phù hợp thì làm chứ không chi riêng văn hóa. Nhưng phải nói văn hóa cũng là thị trường.
Nó có thể không ra nhiều tiền nhưng bền vững. Ví dụ như ca trù năm nào nói cũng được, không bị cũ, bởi vì nó… cũ sẵn rồi. Cái khác thì phải tìm cái mới chứ cái này không cần mới. Thậm chí năm nay chỉ cần quay đẹp hơn năm ngoái thì cũng là thành công.
Kể cả đào tạo văn hóa cũng vậy thôi, tìm nội dung phù hợp mà làm. Hay Phật giáo, Đạo Mẫu đang phát triển, mình hướng về những thứ đó. Đi theo những con đường đó có thể ra tiền để nuôi những thứ khác không ra tiền. Tôi không bị tự tin quá về những gì mình đã làm là “khủng khiếp”.
Mình làm cũng bình thường nhưng cố gắng để phù hợp với nhu cầu và mỗi năm mình nâng cao lên một tí, cố gắng tiệm cận với hệ thống giá trị mà thế giới làm được.
Slogan của công ty là “Đưa tinh thần Việt hòa cùng thế giới”.Sự “hòa cùng” này là ở góc độ nào, thưa anh?
- Một trong những mục tiêu lâu dài của tôi là khoảng 5 năm nữa có chương trình về di sản văn hóa VN phát định kỳ trên các kênh truyền hình quốc tế.
Tôi đưa ra mục tiêu như thế nhưng có lẽ sẽ chuyển hướng sang truyền hình internet bởi vì tôi sẽ làm nhiều thứ tiếng chứ không phải một thứ tiếng. Hiện nay các đạo diễn VN thỉnh thoảng có chương trình phát trên CNN hay Discovery…, nhưng đó là các chương trình lẻ tẻ, và đa phần mang vấn đề chiến tranh và hậu chiến.
Tôi thấy việc này cũng không hay vì đã đến lúc xây dựng một hình ảnh VN khác. Và phát sóng một cách định kỳ nó khác với việc thỉnh thoảng được phát. Để làm được điều đó là con đường dài. Không biết đã có ai nghĩ và hướng theo con đường này chưa, nhưng tôi cho rằng đây là một con đường tốt, hơn việc thỉnh thoảng tung ra một trailer giới thiệu quảng bá.
Có thành công hay công thì chưa biết nhưng mình không thể cứ “ăn” mãi ở trong nước được, mình phải ra ngoài. Còn phải tính lên ở kênh nào, lên như thế nào, nhưng không phải là không có cơ hội, thậm chí là nhiều cơ hội.
Quy mô, tầm vóc của chúng tôi bây giờ cũng chưa thể làm được, còn phải chuẩn bị nội lực cho chính mình. Cũng chưa chắc chúng tôi đã phải là người làm vì có những công ty khác lớn hơn nhiều, làm được ngay, nhưng quan trọng là họ có ý thức làm không.
Tôi cũng chưa có lộ trình cụ thể, mà lộ trình của tôi là… tương lai.
Nhưng nếu anh không liều thì không “lớn nhanh” được?
- Đúng vậy, nhưng có khi lớn nhanh cũng chưa hẳn là tốt.
Sự phát triển so với chất lượng cuộc sống thì sự phát triển với sự cân bằng, cái nào hay hơn? Những vấn đề mà xã hội này đang phải giải quyết chính là để cho mọi việc cân bằng lại.
Như khi làm các chương trình về môi trường thì tôi nhận ra những nước phát triển đầu tư nhiều cho môi trường thực chất là do họ đã… phá xong rồi chứ không phải là do họ hay hơn mình. Bản chất là đi cùng một con đường mà mình là người đi sau.
XEM PHẦN TIẾP THEO TẠI ĐÂY
- Chi Mai (Thực hiện)
- Ảnh: Lê Anh Dũng
GẶP GỠ THỨ SÁU |