Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho ước mơ của cô bé là chưa có quốc tịch Việt Nam.

{keywords}
Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng đông đảo bà con kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo 

A.S.D, Việt kiều Pháp, Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp, nhà hoạt động xã hội từ thiện, nhà kinh doanh trở về Việt Nam từ năm 1993. Năm 2015, bà được bổ nhiệm làm Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp và là người có công xây dựng Ngôi nhà Việt Nam tại Pháp nhằm gìn giữ và quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Hơn 24 năm trở về, đến nay, bà vẫn chưa thể nhập quốc tịch Việt Nam dù rất mong muốn và có nguyện vọng gắn bó với quê hương và đóng góp cho sự phát triển quan hệ Việt – Pháp.

Trước những năm 1990, người Việt Nam ở Bungari và Séc từng phải thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch sở tại, do hai nước này chỉ công nhận một quốc tịch. Nhưng sau đó, Bungari và Séc áp dụng nguyên tắc song tịch, cho phép vào quốc tịch sở tại mà không phải thôi quốc tịch gốc.

Nhiều Việt kiều ở Bungari và ở Séc mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch đang có. Tuy nhiên, nguyện vọng này của bà con chưa thể trở thành hiện thực do trở ngại từ các quy định trong Luật Quốc tịch.

Việt Nam nằm trong số các quốc gia thực hiện nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo. Về nguyên tắc, Nhà nước Việt Nam không cấm việc công dân có hai hoặc nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, do các quy định hiện hành đối với việc nhập và trở lại quốc tịch (Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch, Khoản 5 Điều 23), nên hầu hết những người muốn nhập và trở lại quốc tịch phải thôi quốc tịch nước ngoài hoặc phải là những “trường hợp đặc biệt”, được Chủ tịch nước cho phép.

Ngày nay, khi thế giới ngày càng “phẳng” và các đường biên giới “cứng” dần bị xóa nhòa theo một ý nghĩa nào đó, các quốc gia có xu hướng điều chỉnh chính sách quốc tịch theo hướng cởi mở hơn nhằm mục đích thu hút đầu tư, dòng tiền và chất xám phục vụ phát triển quốc gia.

Thậm chí, đối với các quốc gia vốn cởi mở về vấn đề quốc tịch như châu Âu, Mỹ thì nay còn coi hộ chiếu là một “mặt hàng xuất khẩu” đặc biệt. Thông qua những chương trình mời gọi đầu tư, người ta có thể “mua” được quy chế cư trú dài hạn hoặc được cấp quốc tịch của những nước này.

Với xu thế nới lỏng chính sách quốc tịch của các nước, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu xin nhập/ trở lại quốc tịch Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là thế hệ kiều bào trẻ, những người đã thôi quốc tịch, nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định, họ buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu muốn nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, điều mà chỉ những người có dự định hồi hương hẳn mới sẵn sàng chấp nhận.

Đối với hầu hết người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), quốc tịch có ý nghĩa thiêng liêng, đó là sợi dây gắn kết bền vững giữa họ với đất nước, là di sản họ muốn giữ lại cho thế hệ con cháu.

Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam  quy định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”, cũng như “tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam”.

Như vậy, ta chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho NVNONN được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, song qua hơn 10 năm thực hiện, các tiêu chí để được công nhận “trường hợp đặc biệt” chưa được quy định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu của kiều bào.

Trong cuộc tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, khi nghe báo cáo về tình trạng còn hơn 400 trẻ lai trên địa bàn do hoàn cảnh phải theo mẹ về quê ngoại sinh sống nhưng không được đi học vì các cháu mang quốc tịch nước ngoài, lại không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào nên không thể cấp giấy khai sinh, đăng ký tạm trú, thường trú…, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định: “Trẻ không có tội gì, nhưng vì là con lai, giờ về không có giấy tờ tùy thân. Hiến pháp nêu rõ chúng ta được quyền tự do đi lại, học hành... Luật Quốc tịch cho hai quốc tịch mà”.

Thực ra, rất nhiều người Việt thuộc thế hệ thứ 2, 3 như M.J, A.S.D… đã trở về và đang ngày ngày đóng góp tâm huyết, trí tuệ, tài năng của họ cho đất nước, dù họ có quốc tịch Việt Nam hay không. Xuất phát từ tình yêu và bầu nhiệt huyết, họ đã vượt qua mọi rào cản, nhưng về lâu dài, họ sẽ buộc phải đứng trước lựa chọn về quốc tịch, nhất là khi đã định cư và lập gia đình tại Việt Nam.

Dịp về nước đón xuân Kỷ Hợi 2019 vừa qua, nhiều bà con kiều bào rất cảm động được nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc”.

Với tinh thần đại đoàn kết toàn dân, bà con kiều bào một lần nữa bày tỏ nguyện vọng thiết tha mong Nhà nước ta nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh chính sách, dành thêm những ưu đãi về quốc tịch cho người Việt Nam ở nước ngoài để duy trì sợi dây gắn kết giữa kiều bào các thế hệ khác nhau với quê cha, đất Tổ.

Kiều bào gói bánh chưng, gắn đào… đón Tết

Kiều bào gói bánh chưng, gắn đào… đón Tết

Bữa tiệc tất niên đón Tết nguyên đán Ất Mùi của kiều bào Việt Nam tại Canada được tổ chức ấm cúng, mang đậm bản sắc phương Đông.

Mai Anh