Vẫn biết những đế vương giàu có nhất thế giới sẽ nắm trong tay cả quyền lực và tiền của. Nhưng rất ít người có thể tưởng tượng nổi tường tận cuộc sống xa hoa của họ.

TIN BÀI KHÁC


Hầu hết những vương gia có tài sản lớn nhất đến từ châu Á và Trung Đông, mặc dù vẫn có một vài quốc vương châu Âu đã lọt vào danh sách top những người giàu có năm 2010 của Forbes.

Tuy nhiên, tài sản của những quốc vương hoàng gia giàu nhất đã giảm khoảng 9%, tương đương 10 tỷ USD so với năm trước, theo tạp chí Forbes. Sự sụt giảm chủ yếu là do các vấn đề tài chính ở các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Dù vậy, các “ông hoàng” vẫn cố gắng để sống xa xỉ.

Dưới đây là một số lối sống xa hoa và thói quen chi tiêu đáng kinh ngạc của một số các hoàng gia có tài sản lên tới 1 tỷ USD hoặc nhiều hơn trong năm 2010.

1. Bhumibol Adulyadej, vua Thái Lan, có tài sản trị giá 30 tỷ USD và là hoàng gia giàu nhất thế giới

Bhumibol Adulyadej, vị vua Thái Lan.

Không chỉ là hoàng gia giàu nhất thế giới, Adulyadej còn là người đứng đầu nhà nước Thái Lan lâu nhất thế giới, trị vì đất nước từ năm 1946.

Tài sản của ông giảm từ khoảng 35 triệu USD vào năm 2008 xuống 39 tỷ USD, nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm về cổ phiếu và bất động sản.

Theo tạp chí Forbes, gia tài của Adulyadej chủ yếu là thừa hưởng từ Crown Property Bureau của Thái Lan bởi ông là người được ủy thác.


Ông sở hữu khoảng 14,2 km2 đất ở Bangkok và một phi đội ba máy bay.

Adulyadej sở hữu 14,2 km2 đất tại Bangkok và gần đây đã đưa ra kế hoạch để biến một trong những khu mua sắm của thành phố thành các "đại lộ Champs-Élysées của châu Á".

Gia đình hoàng gia này cũng có một phi đội ba chiếc máy bay, bao gồm một chiếc Boeing 737-800 và Airbus A319. Adulyadej cũng sở hữu hai chiếc xe limousine.

Adulyadej là chủ sở hữu của viên kim cương lớn nhất thế giới, Golden Jubilee.


Golden Jubilee, viên kim cương lớn nhất thế giới.

Viên kim cương Golden Jubilee, nặng 545,67 carat, đã được trao cho Adulyadej bởi Henry Hồ để vinh danh Adulyadej trong lễ kỷ niệm 50 năm đăng quang của mình. Vật báu này được ban phước bởi Đức Giáo Hoàng và hiện đang nằm ở Cung điện Hoàng gia Thái Lan như là một phần trong bộ sưu tập của gia đình hoàng gia.

2. Hassanal Bolkiah, đức vua của Brunei:



Hassanal Bolkiah, đức vua của Brunei.

Bolkiah là người đã cai trị đất nước Brunei kể từ năm 1984, trị giá tài sản khoảng 20 tỷ USD. Gia tài của ông chủ yếu có được từ dầu khí.

Lâu đài của Bolkiah, Istana Nurul Iman, có 1.788 phòng và 257 phòng tắm và được coi là cung điện lớn thứ hai trên thế giới sau Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Phòng tiệc của cung điện có thể chứa 5.000 người.

Theo Wikipedia, cung điện của Bolkiah có một gara ô tô có thể chứa 110 xe, một phòng có điều hòa nhiệt độ cho 200 con ngựa polo của Sultan và 5 hồ bơi.


Bolkiah có khoảng 5.000 chiếc ô tô trong bộ sưu tập của mình.

Bolkiah được biết đến với bộ sưu tập các loại ô tô thu với con số khổng lồ khoảng 5.000 chiếc. Trong đó, gồm có 350 chiếc Rolls-Royces, 8 chiếc F1 của McLaren, 6 chiếc Dauer 962 LMS, Mercedes CLK-GTR, một chiếc Lamborghini Diablo Jota, hai chiếc Jaguar XJR-15, rất nhiều các hãng xe khác như Ferrari, Mercedes, Jaguar, Porsche và Bentley.

3. Sheikh Khalifa bin Zayed bin Sultan Al Nahyan, Tổng thống Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE):


Sheikh Khalifa bin Zayed bin Sultan Al Nahyan, Tổng thống các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Gia tài đáng nể của Sheikh Khalifa bin Zayed bin Sultan Al Nahyan chủ yếu nhận được từ các khoản đầu tư của mình vào Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi. Ông trở thành tổng thống năm 2004, sau cái chết của cha mình.


Tòa nhà Khalifa Burj cao nhất thế giới mang tên ông.

Tòa nhà Burj Dubai được đổi tên thành Khalifa Burj vào năm 2010 sau khi Sheikh Khalifa bỏ tiền giúp Dubai hoàn thành công trình khủng lồ này.


Khalifa đang xây dựng một tòa biệt thự 7 tầng gây tranh cãi ở Seychelles.

Sheikh Khalifa đang xây dựng một lâu đài khổng lồ trên đỉnh núi ở quần đảo Seychelles. Người dân ở đây phàn nàn rằng, việc xây dựng đã gây nên những thiệt hại không thể khắc phục được trong việc cung cấp nước và yêu cầu ông bồi thường cho họ khoảng 10 triệu USD, theo tờ Wall Street Journal cho biết.

Sheikh Khalifa sở hữu khoảng 267.000 m2 đất trên hòn đảo Mahe của Seychelles, nơi mà căn biệt thự của ông đang được xây dựng.

4. Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Thủ tướng của UAE và cũng là Quốc vương của Dubai:


Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Thủ tướng của UAE,  Quốc vương của Dubai.

Sự giàu có của Sheikh Mohammed là do ông đầu tư nhiều vào cổ phiếu và Cơ quan Đầu tư của Abu Dhabi. Theo tạp chí Forbes, tài sản của ông giảm khá nhiều từ 7,5 tỷ USD trong năm 2010 xuống còn 4,5 tỷ USD do thua lỗ đầu tư. Trước đó, năm 2009 ông đã mất khoảng 6 tỷ USD.


Sheikh Mohammed tại chuồng ngựa thuần của mình.

Sheikh Mohammed đam mê đua ngựa. Ông sở hữu chuồng ngựa Godolphin danh tiếng bên ngoài Dubai. Ông cũng chi hàng trăm triệu USD để mua đế chế đua xe lớn nhất nước Úc.


Mohammad còn sở hữu một chiếc du thuyền "khủng".

"Ông chủ” của Dubai còn sở hữu chiếc du thuyền “khủng” dài hơn 160m, nó được xem là du thuyền lớn nhất từ trước đến nay.

5. Hans-Adam II, Hoàng tử của Liechtenstein:


Hoàng tử Hans-Adam II của Lichtenstein

Hoàng tử Hans-Adam II của Lichtenstein là vị vua giàu nhất châu Âu. Ông vẫn lãnh đạo nhà nước Lichtenstein kể từ năm 1989, mặc dù ông đã tuyên bố nhường ngôi vị cho con trai Prince Alois vào năm 2004.

Cũng trong năm 2004, gia đình hoàng gia của Lichtenstein đã chi khoảng 28 triệu USD để cải tạo một cung điện Vienna(Áo). Trong cung điện có trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật đáng kinh ngạc của họ. Forbes gọi đó là bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân lớn thứ hai trên thế giới, rất nhiều kiệt tác đã được lưu giữ từ khi Nazis sát nhập Áo năm 1938.


Ông là một người đam mê sưu tập nghệ thuật và “phung phí” hàng triệu USD cho bộ sưu tập của mình mỗi năm.

Bộ sưu tập bao gồm những kiệt tác của Hals, Raphael, Rembrandt và Van Dyck, có khoảng 1.600 bức tranh, tác phẩm điêu khắc, và các công trình nghệ thuật khác.

Hoàng tử Hans-Adam II đã “đốt” khoảng 18 triệu USD cho nghệ thuật mỗi  năm, theo tạp chí Forbes công bố năm 2004.


Hoàng tử Hans-Adam II sống ở một lâu đài trên đỉnh núi.

Vaduz Castle, một cung điện được xây dựng vào thế kỷ thứ 12, là nơi ở chính thức của hoàng tử Lichtenstein và gia đình hoàng gia của ông từ năm 1938. Từ cung điện này có thể quan sát được toàn bộ Vaduz, thủ đô của Lichtenstein.

6. Vua Mohammed VI của Ma-rốc với tài sản trị giá 2,5 tỷ USD:


Vua Mohammed VI của Morocco.

Vua Mohammed VI của Morocco đã lên ngôi từ năm 1999 và được tín nhiệm bởi đảng dân chủ trong nước. Tài sản của ông phần lớn có được là từ cổ phần trong Tập đoàn OCP, mỏ phosphate duy nhất của đất nước.


Chiếc siêu xe Aston Martin của vua Mohammed.

Năm 2009, vua Mohammed đã vận chuyển chiếc Aston Martin 10 tuổi trong bộ sưu tập xe hơi khổng lồ của mình bằng đường không  từ Rabat(Morocco) đến Anh để sửa chữa bởi không có phụ tùng cho chiếc xe sang trọng của ông.

7.  Hamad bin Khalifa Al Thani, tiểu vương của Qatar


Hamad bin Khalifa Al Thani, tiểu vương của Qatar.

Tiểu vương Qatar đã đăng quang vào năm 2000, vài năm sau khi cha mình bị hạ bệ trong một cuộc đảo chính.

Ông là một nhà kinh doanh năng động và rất được trọng vọng sau những thành công của Qatar trong việc đăng cai World Cup 2022.


Tiểu vương Qatar sở hữu chiếc Al Mirqab, một trong những du thuyền lớn nhất thế giới.

Tiểu vương này là chủ sở hữu của Al Mirqab, chiếc siêu du thuyền dài 128 m với động cơ diesel-điện. Theo một báo cáo của tờ NY (Mỹ), trong năm 2009, ông đã dành khá nhiều thời gian trên du thuyền ở Mustique, nơi ông đang xem xét để đầu tư bất động sản.
Ông giúp Qatar có được một trong những bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng nhất thế giới. Tiểu vương này có một nhà đam mê sưu tập nghệ thuật, ông chi không biết bao nhiêu tiền cho bộ sưu tập nghệ thuật đáng kinh ngạc của mình.

Trong năm 2007, ông nổi tiếng đã dành 72,8 triệu USD vào bộ sưu tập "Rothko Rockefeller" và trong năm 2010, công khai thảo luận về ý định của ông muốn mua Christie, một trong những công ty bán đấu giá quốc tế lớn nhất thế giới.


Bảo tàng nghệ thuật đương đại của Ả Rập mở cửa vào cuối năm 2010.

Dưới sự cai trị của tiểu vương này, Qatar đã trở thành nơi sở hữu bảo tàng nghệ thuật đương đại lớn nhất thế giới.

8. Albert II, Hoàng tử Monaco:



Hoàng tử của Monaco.

Tài sản của Albert II gồm những vùng đất đai rộng lớn ở Monaco và Pháp, cũng như cung điện dành cho chức danh Hoàng tử Monaco.

Albert II, một cựu thành viên của nhóm nghiên cứu xe trượt tuyết của Ma-rốc, từng được coi là một "hoàng tử ăn chơi" và gần đây đã kết hôn.


Hoàng tử của Monaco sống trong một cung điện quý phái hàng trăm năm tuổi.

Albert II và gia đình ông sống trong cung điện dành cho Hoàng tử Monaco, ban đầu được xây dựng vào năm 1191 và đã được tôn tạo nhiều lần sau đó.

Mới đầu tháng 7 vừa qua, hoàng tử Albert II của vương quốc Monaco đã kết hôn với cô dâu Charlene Wittstock người Nam Phi. Lễ cưới đã diễn ra tưng bừng và lộng lẫy tại cung điện hoàng tử Monaco, với sự tham gia của 800 khách mời đặc biệt từ khắp nơi trên thế giới. 

Đám cưới Hoàng gia Monaco trị giá 55 triệu bảng Anh, Monaco được coi là xa xỉ nhất kể từ sau khi Grace Kelly, diễn viên Hollywood, kết hôn với Hoàng tử Rainier III vào năm 1956.

Theo Đất Việt/Business Insider