W-hienlinh10.jpg
Sáng 10/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra lễ khai mạc triển lãm gốm “Hiện Linh” của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính với gần 200 tác phẩm lần đầu ra mắt.
W-hienlinh1.jpg
Đặc biệt, có những tác phẩm nặng hơn 1 tấn, đều được gắn chip định danh tích hợp công nghệ blockchain và NFT để tạo nên một danh tính số duy nhất cho tác phẩm. 
W-hienlinh2.jpg
Với ứng dụng này, người xem sẽ dùng NFC kết nối 1 chạm qua điện thoại thông minh để có toàn bộ thông tin về tác phẩm. Công nghệ này lần đầu được áp dụng tại một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Việt Nam.
W-hienlinh9.jpg
Công chúng yêu nghệ thuật có cơ hội đắm chìm trong thế giới gốm đầy kỳ ảo và cảm xúc, nơi từng tác phẩm như một “hiện thân” lặng lẽ kể chuyện về sự giao hòa giữa đất, nước và lửa, giữa truyền thống và hiện đại, giữa Việt Nam và thế giới.
W-hienlinh5.jpg
Người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất mẹ. Mỗi tác phẩm được nuôi dưỡng từ lòng yêu nghề.
W-hienlinh6.jpg
Chính những yếu tố ấy đã biến "Hiện Linh" trở thành một không gian không chỉ để chiêm ngưỡng mà còn để cảm nhận sâu sắc tinh thần văn hóa và sức sống mãnh liệt của gốm Việt Nam. 
W-hienlinh4.jpg

Họa sĩ Ngô Xuân Bính đã nỗ lực tìm về những giá trị nguyên bản của chất liệu và tạo nên sự hòa quyện giữa nét tinh tế của truyền thống và sự sáng tạo nghệ thuật đương đại. 

W-hienlinh7.jpg
Các tác phẩm trưng bày còn là lời tự sự dịu dàng và sâu sắc gửi gắm tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ tiếp nối, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người Việt. 
W-hienlinh3.jpg
Triển lãm gốm “Hiện Linh” nằm trong không gian sáng tạo của Bảo tàng Hà Nội, kéo dài đến 31/12/2025.
Hương sắc Thăng Long qua góc nhìn của thư pháp

Hương sắc Thăng Long qua góc nhìn của thư pháp

Triển lãm "Hương sắc Thăng Long" tôn vinh vẻ đẹp đất và người Thủ đô với những giá trị văn hóa riêng có của kinh kỳ nghìn năm văn hiến dưới sự thể hiện của nghệ thuật thư pháp.