- Trải qua nhiều đời làm nghề thổi thủy tinh, nay làng Xối Trì, xã Nam Thanh (Nam Trực- Nam Định) chỉ còn 3 hộ dân duy trì nghề này. Họ chỉ làm loại cốc vại uống bia theo đơn đặt hàng của các quán bia hơi ở Hà Nội.

Không rõ vì lý do gì mà các quán bia hơi ở Hà Nội (một loại bia chỉ phổ biến ở Hà Nội và vài tỉnh lân cận) đến nay vẫn chỉ sử dụng loại cốc vại làm từ thủy tinh tái chế xuất hiện từ những năm 1960.

Bia hơi được người Pháp đưa vào sản xuất ở Việt Nam, sau thời gian chiến tranh, khoảng giữa những năm 1960, nhà máy bia Hà Nội được phục hồi với sự giúp đỡ của công nghệ nấu bia Tiệp Khắc (nay là Séc và Slovakia). Bia hơi ngày càng được người dân Thủ đô ưa chuộng. Cùng với đó là sự ra đời của loại cốc vại chuyên để uống bia hơi, làm từ thủy tinh tái chế khá thô sơ với những bọt khí lẫn trong thành cốc.

Vài năm trước đây, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã thay đổi mẫu mã cốc uống bia hơi Hà Nội đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho các loại đồ uống có cồn, sản xuất một lần không sử dụng tái chế.

Thế nhưng các quán bán bia hơi Hà Nội hiện nay vẫn chỉ sử dụng loại cốc vại thủy tinh tái chế đã tồn tại từ nửa thế kỷ nay. Chị Vân Anh, chủ một quán bia hơi có tiếng nằm trên đường Trường Chinh cho biết khách chỉ thích uống loại bia này bằng cốc vại thô kệch sù sì chứ không muốn dùng bất kỳ loại cốc nào khác, nên chị vẫn phải đặt mua loại cốc vại này.

Hiện nay chỉ còn 3 hộ dân ở làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì là còn sản xuất loại cốc "đặc chủng" này và cũng chỉ làm theo đơn đặt hàng.

{keywords}

Mảnh kính vỡ được gia đình anh Phạm Ngọc Hân, chủ một lò thổi thủy tinh ở làng Xối Trì chất thành đống lớn giữa sân nhà

{keywords}

Các mảnh thủy tinh được đập thành mảnh nhỏ, kích thước tương đối đều nhau

{keywords}

Sàng sảy loại bỏ tạp chất

{keywords}

Mảnh kính vỡ được nung trong lò khoảng 6 giờ

{keywords}

Thủy tinh nóng chảy được lấy ra bằng một chiếc ống rỗng, hay được gọi là ống tán, dùng để thổi thành hình cốc

{keywords}

Thổi định hình cốc là khâu đòi hỏi thợ phải có kỹ thuật rất cao, không phải thợ nào cũng làm được

{keywords}

Thủy tinh nóng chảy được đưa vào một khuôn thép để thổi định hình chiếc cốc

{keywords}

Những thợ chưa đủ trình độ thổi luôn túc trực bên cạnh thợ thổi để tiếp nhận ống làm các bước tiếp theo

{keywords}

Anh Phạm Văn Linh, chủ một lò khác cho biết công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe vì thợ luôn làm việc trong môi trường nhiệt độ cao lại độc hại

{keywords}

Công đoạn cắt mép cốc

{keywords}

Chiếc cốc được duy trì ở nhiệt độ nhất định trong quá trình cắt mép

{keywords}

Chiếc bếp ga đặc chủng duy trì nhiệt độ của cốc trong quá trình cắt mép

{keywords}

Sau khi cắt mép chiếc cốc được đưa ra ngoài môi trường thông thường và miệng cốc được định hình sao cho tròn trịa nhất bằng một chiếc chai có kích cỡ phù hợp

{keywords}

Tiếp theo, những chiếc cốc đang nóng được xếp thành hàng dưới một lớp tro để không bị nguội quá nhanh gây nứt vỡ

{keywords}

Chỉ khách Hà Nội mới đặt hàng loại cốc này. Thời đầu chiếc cốc có dung tích nửa lít (cốc bên trái), nay đa phần khách đặt cốc bé hơn (phải)

{keywords}

Kỳ lạ là loại cốc tái chế thô kệch này hiện nay chỉ sử dụng ở các quán bia hơi Hà Nội, không nơi đâu kể cả vùng sản xuất được người dân dùng đến

Lê Anh Dũng