Monique Macias đã dành 15 năm sống ở thủ đô Bình Nhưỡng, nơi cô có những buổi học về cách sử dụng súng Kalashnikov ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}
Monique chụp ảnh với hiệu trưởng trường Cách mạng Mangyongdae vào năm 1985.

"Toàn bộ ký ức tuổi thơ của tôi bắt đầu từ khi tôi bước lên chiếc máy bay tới Bình Nhưỡng," Monique Macias, hiện đã trong độ tuổi 40 cho biết.

"Tôi biết người Triều Tiên như thế nào và làm cách nào để nói chuyện với họ bởi họ đã dạy dỗ tôi và tạo ra tôi."

{keywords}
Monique trong cuộc phỏng vấn tại Seoul tuần trước.

Cuốn hồi ký "Tôi là Monique, tới từ Bình Nhưỡng", được viết tại Hàn Quốc, kể về hành trình đến và lớn lên tại một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới của Monique.

Monique Macias là con út của Francisco Macias Nguema - tổng thống đầu tiên của Ghi-nê Xích-đạo (Equatorial Guinea),  quốc gia châu Phi có quan hệ khăng khít với Triều Tiên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Không lâu trước khi qua đời, Macias Nguema đã tới Triều Tiên yêu cầu giúp đỡ và gửi vợ con mình tới Bình Nhưỡng, nơi họ đã định cư suốt 15 năm sau đó. 

{keywords}
 Dự tiệc với bà Kim Song-ae, vợ hai của nhà lập quốc Kim Nhật Thành năm 1978

Là một trong số ít người da màu tại Bình Nhưỡng và việc sống tại một quốc gia xa lạ đã dạy cho Monique Macias cách nhìn nhận thế giới khác biệt.

Đây chính là động lực để cô viết cuốn hồi ký của mình giữa lúc căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên gia tăng, Monique cho biết.

"Mặc dù Triều Tiên và Hàn Quốc nói rằng họ muốn thống nhất, nhưng họ không thực sự tôn trọng nhau. Nếu họ muốn quy về một mối, họ phải chôn vùi những thành kiến," cô nói.

Monique, người rời khỏi Triều Tiên vào năm 1994 và sống với gia đình tại Tây Ban Nha, vẫn sử dụng tiếng Triều Tiên như tiếng mẹ đẻ sau nhiều năm sống tại Bình Nhưỡng.

{keywords}

Monique chụp ảnh với các bạn học tại Trường Cách mạng Mangyongdae trong lễ tốt nghiệp vào năm 1981.

Tại Trường Cách mạng Mangyongdae, Monique cùng chị gái và anh trai cô được mặc bộ quân phục có gắn sao trên cầu vai và đội một chiếc mũ xanh có ngôi sao nhỏ màu đỏ bên trên.

Chương trình học của cô là một loạt những bài tập về cách sinh tồn và những cuộc diễn tập.

"Tuần đầu tiên, tất cả chúng tôi đều rất đói sau khi học bắn súng, leo trèo và chạy bộ mỗi ngày, chúng tôi đã ăn hết khẩu phần hàng tuần trong ba ngày và bốn ngày còn lại chúng tôi phải nhịn đói. Nhưng tôi đã học được một điều rằng chúng tôi phải tự tổ chức lại chính mình."

Theo truyền thống, trường chỉ nhận con trai nhưng Monique nói rằng có một lớp học dành riêng cho con gái vì thế cô và chị gái mình có thể cùng học.

Mỗi cô gái đều được phát cho một khẩu Kalashnikov để tập luyện và phải học cách tháo lắp và vệ sinh súng.

"Hầu hết mọi người đều có thể bắn súng khi 18-19 tuổi. Nhưng vì tôi học cùng lớp với những người bằng tuổi chị gái nên tôi có thể sử dụng súng khi 14 tuổi."

{keywords}
Monique chụp ảnh trên đường cao tốc Pyongyang -Nampho gần trường học.

Dưới hệ thống giáo dục Triều Tiên, chủ nghĩa chống Mỹ đã trở thành nhân tố kiên định trong nhận thức về thế giới của một đứa trẻ, điều khiến Monique vô cùng sốc khi lần đầu tiên gặp một người Mỹ trong chuyến đi hiếm hoi tới Bắc Kinh.

"Lúc đó không ai nói tiếng Anh và tôi bị lạc lõng. Tôi nhìn thấy một anh chàng da trắng đi ngang qua và tôi hỏi liệu anh ấy có nói được tiếng Anh hay không nhưng khi bắt đầu nói chuyện, tôi mới phát hiện anh ấy là người Mỹ," Monique nói.

"Tôi quá sợ hãi. Trong đầu tự nhủ, hắn ta là một người Mỹ. Bàn tay tôi vã mồ hôi và tôi bắt đầu chạy. Anh ấy hét lớn: 'Này, dừng lại! Tôi sẽ không ăn thịt cậu'".

{keywords}
Cùng các bạn học tại Đại học Bình Nhưỡng năm 1990.

Tuần này, truyền hình quốc gia Triều Tiên trích một báo cáo của các cố vấn Mỹ về viễn cảnh sụp đổ của một quốc gia ẩn dật với những kỷ lục về nạn đói, các nhà tù và kế sách “bên miệng hố chiến tranh”.

Tuy nhiên, Monique lại không nghĩ như vậy.

"Có nhiều người ở Triều Tiên biết rằng đây không phải là con đường đúng đắn để sống," hãng tin Reuters trích lời Monique tại Seoul, "Tôi không nghĩ rằng nó sẽ dễ dàng sụp đổ. Điều mà tôi sẽ nói là Triều Tiên có thể mở cửa như Trung Quốc, nhưng sẽ rất, rất chậm."

{keywords}
Chụp ảnh tại khách sạn Dongmyong, phía đông Triều Tiên trong một kỳ nghỉ vào tháng 8/1989.

Sầm Hoa (Theo Daily Mail)