- Tăng trưởng kinh tế năm 2012 chỉ ở mức 5,03%, thấp hơn nhiều so với
mức dự báo của Tổng cục Thống kê trước đây là 5,2- 5,3%. Trong khi CPI tăng ở mức 6,81%. Tổng cục Thống kê cho biết như vậy tại cuộc họp báo chiều nay, 24/12.
Lạm phát năm 2012 tăng 6,81%
Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm nay chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, tới 1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%.
Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%).
Những nhóm hàng “nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng trước thì ở tháng này, lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung. Đó là nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 0,05%, nhóm giao thông giảm 0,43%...
Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 10-20%, Chính phủ yêu cầu giãn thời gian tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ còn tăng 0,14%, trong đó, dịch vụ y tế tăng 0,03%.
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.
Dù cách xa so với mục tiêu CPI đề ra ban đầu thì năm 2012 vẫn là năm giá có nhiều biến động bất thường.
Cơ quan này phân tích, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%. Đây là tháng chịu tác động chủ yếu của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.
Sau đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm.
Trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng 6 và tháng 7).
Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011.
Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm nay chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, tới 1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%.
Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%).
Những nhóm hàng “nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng trước thì ở tháng này, lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung. Đó là nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 0,05%, nhóm giao thông giảm 0,43%...
Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 10-20%, Chính phủ yêu cầu giãn thời gian tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ còn tăng 0,14%, trong đó, dịch vụ y tế tăng 0,03%.
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.
Dù cách xa so với mục tiêu CPI đề ra ban đầu thì năm 2012 vẫn là năm giá có nhiều biến động bất thường.
Cơ quan này phân tích, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%. Đây là tháng chịu tác động chủ yếu của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.
Sau đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm.
Trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng 6 và tháng 7).
Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011.
GDP thấp hơn dự báo
Nhìn lại từ đầu năm đến nay, tăng trưởng GDP quý sau luôn cao hơn quý trước. Trong đó, quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%.
So với năm 2011, GDP năm nay đã giảm tới 0,86 điểm phần trăm. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý.
Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung;, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho hay, với tốc độ tăng trưởng này thì mục tiêu 6,5- 7% như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 sẽ khó đạt.
Năm 2011, GDP chỉ ở mức 5,89%, kế hoạch năm 2013, GDP dự báo khoảng 5,5%. Với 2 năm còn lại là 2014-2015, trung bình GDP phải đạt được 8-9% thì GDP trung bình giai đoạn 5 năm 2011-2015 mới đạt mục tiêu trên.
Tại hội thảo đầu tháng 12, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia của Bộ KHĐT nhận xét, nhờ nỗ lực tăng trưởng hai cuối quý cuối năm, tăng trưởng cả năm không giảm sâu về tốc độ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn giảm năm thứ 2 liên tiếp.
Tính từ khoảng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng này chỉ cao hơn năm 1999 và 2009, tương ứng là 4,77% và 5,01%. Đây là hai năm nền kinh tế phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới do tác động các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và toàn cầu (2008).
Trung tâm này cũng cho rằng, mặc dù tăng trưởng kinh tế không phải là ưu tiên số 1 trong mục tiên năm 2012, nhưng đây vẫn là một mức quá thấp so với mục tiêu đề ra ban đầu là 6%, càng thấp hơn so với mục tiêu trung hạn (6,5% trong kế hoạch 5 năm 2011-2015) và thấp so với mức tăng GDP trung bình trong thời gian các nước điển hình trên thế giới thành công trong việc thoát khỏi ‘bẫy’ thu nhập trung bình.
Theo trung tâm, nếu so với tình hình phát triển của nền kinh tế các nước trong khu vực thì dấu hiệu giảm sút tăng trưởng của Việt Nam 2012 là khác biệt.
Cùng trong điều kiện suy giảm của tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn thế giới nhưng nước bạn Lào vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (8,3%) và trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm 2012.
Thái Lan cũng cũng đã đạt được đà hồi phục tăng trưởng 2012 ‘đáng nể’ sau khi suy giảm xuống mức thấp năm 2011.
Việt Nam cùng với Campuchia và Indonesia có tốc độ tăng GDP năm 2012 thấp hơn so với con số tương ứng năm 2011 nhưng mức giảm tăng trưởng ở Việt Nam là sâu nhất và là nước duy nhất trong nhóm suy giảm tốc độ tăng trưởng trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2010 đến nay.
Phạm Huyền