Các mặt hàng quan trọng không được dồn dập tăng giá nhưng với lộ trình
và diễn biến thực tế thì việc xếp hàng xin tăng giá là khó tránh khỏi.
Chỉ số giá cả (CPI) tăng chậm và giảm trong tháng 3/2013 dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, diễn biến tăng giá các mặt hàng quan trọng và thực tế đình đốn sản xuất kinh doanh thì khó có thể nói tăng giá ít tác động đến nền kinh tế.
28/3, giá xăng đã tăng lỷ lục thêm hơn 1.400 đồng. Khác với những trước, đã không có có một làn sóng “tát giá theo xăng” diễn ra tức thì. Điều đó diễn biến đúng theo nhận định bước đầu của các đơn vị quản lý giá về việc xăng tăng giá không tác động nhiều đến giá cả chung.
Tuy nhiên, chưa đầy hai tuần sau, khi xăng giảm giá 500 đồng, hầu hết các hãng vận tải đều cho biết, họ không dừng kế hoạch tăng giá. Thậm chí, sau vận tải, những DN sản xuất thép, hàng tiêu dùng, cơ khí, vật liệ… cho biết, họ khó có thể giữ giá lâu hơn khi giá xăng đã bắt đầu đẩy các chi phí đầu vào tăng.
Giải thích về việc này, chuyên gia đến từ Hội Siêu thị Hà Nội cho biết, sở dĩ không có làn sóng ăn theo giá xăng vì các tiểu thương, đơn vị bán hàng và nhà sản xuất đang trong tình trạng ế ẩm. Với nguồn hàng và nguyên liệu cũ họ cố giữ giá hết mức để bán hàng.
Tuy nhiên, nếu như tác động vòng 1 của xăng dầu được giãn ra thì những tác động những vòng tiếp theo khi giá vận tải tăng, nguyên nhiên liệu đầu vào tăng… là khó tránh. Dù đã tính toán để hạn chế tăng giá tối đa nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy giá cả nhích lên. Dự báo CPI tháng 4 cũng sẽ tăng nhẹ, trong đó có phần từ tác động giá xăng.
Mới đây nhất, Tập đoàn Than khoáng sản đã đề xuất việc tăng giá bán than cho điện. Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh áp lực thiếu điện trong mùa hè tăng cao. Việc đổ dầu vào chạy máy phát điện đã được nghĩ tới và đi kèm đó là nhưng cảnh báo về khoản lỗ phát sinh hàng ngàn tỷ đồng. Số lỗ này có thể sẽ lớn hơn khi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng.
Và theo quy luật và đúng quy định, giá đầu vào tăng, EVN sẽ điều chỉnh tăng giá điện. Đấy là chưa kể đến, năm 2013, giá điện chắc chắn sẽ được điều chỉnh tăng thêm nữa đề thực hiện lộ trình giá trị trường và bù đắp những khoản lỗ của ngành điện. Thực tế, người tiêu dùng cũng đã được đánh động khi những thông tin về thiếu điện phải nhập với giá cao, chạy điện bằng dầu, chi phí tăng và cả những phát ngôn kiểu “vô tình tiết lộ” đã được đưa ra để thử phản ứng dư luận.
Đối với TKV, tăng giá bán than cho điện là một mong mỏi từ lâu và họ có càng có lý để liên tiếp đề xuất khi kinh doanh than năm nay cũng khó khăn còn điện cũng đã được tăng giá mấy lần trong thời gia. Hơn thế, nếu được tăng giá bán than cho điện thì giá bán cho các hộ tiêu dùng lớn khác như: xi măng, giấy, phân bón cũng sẽ khó đứng yên…
Mới đây, Chính phủ đã có chỉ đạo về việc không tăng giá dồn dập giá điện, xăng, dịch vụ y tế dồn dập để tranh tác động tăng giá đột biến. Thực tế, thời gian qua, để bình ổn giá trong những thời điểm nhạy cảm, giá xăng đã 4 lần bị từ chối tăng giá; gíá dịch vụ y tế cũng vài ba lần đươc yêu cầu giãn tăng… Tuy nhiên, giữ giá xăng lâu đến khi tăng thì lại rất “sốc”; còn giá dịch vụ y tế, dù có giãn cũng không thể kéo dài vì đã cho phép tăng, và nhiều nơi đã tăng giá…
Giữ giá xăng, giãn viện phí, chưa tăng giá điện… đã tạo ra một mặt bằng giá cả khá ổn cho những tháng đầu năm nhưng điều này đang tạo nên một sức ép cho cá nhà quản lý và các DN.
Lộ trình giá thị trường đã được tuyên bố và khi CPI thấp chính là cơ hội tốt để xin tăng giá. Đã đi qua 1/3 chặng đường của năm nên việc tăng giá dù muốn hay không cũng phải tính đến. Vì thế, một chuyên gia đã nói: không dồn dập thì cũng xếp hàng tăng giá. Đó là điều khó tránh khỏi nếu muốn thực hiện lộ trình giá thị trường và tranh được luẩn quẩn giữ giá - tăng sốc, bù lỗ - tăng giá… như xăng và điện thời gian qua.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc tăng giá lại nảy sinh những khó khăn mới cho nền kinh tế. Đó chính là việc gây ra nguy cơ ế ẩm và đình trệ nặng nền hơn cho sản xuất kinh doanh.
Thời gian qua, khi kinh tế khó khăn, nhiều khu vực sản xuất bị đình trệ do tiêu thụ kém, dẫn đến hàng tồn kho tăng cao. Nhiều DN đã tìm đủ mọi cách khuyến mãi, giảm giá những vẫn khó bán hàng. Tình huống đó đặt nhiều DN vào cảnh: làm thì thua lỗ mà không làm thì cũng tê liệt nên chỉ sản xuất cầm chừng, chờ đợị.
Nhưng khi đang chờ đợi thì những khó khăn mới lại đến nếu việc tăng giá diễn ra. Trong tình cảnh ế ấm và tồn kho thì việc tăng giá sẽ đẩy DN vào những khó khăn mới. Không tăng giá thì phá sản, tăng giá thì ế ẩm nặng nề hơn… Trước nguy cơ này, nhiều DN cho biết, họ chưa thể nghĩ ra một phương án đối phó nào hơn. Chính vì thế, tăng giá và nguy cơ đình trệ đã được nhiều chuyên gia đặt ra như một nguy cơ kép mà các DN phải đối mặt và tất nhiên cơ quan quản lý cũng phải tính tới.
Lê Khắc