Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, người ta đang lo ngại rằng những kệ sách đã mất dần sức hút và văn hóa đọc cũng đang bị mai một, liệu chúng ta có nên cứu lấy “văn hóa đọc”?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Vương Quốc Anh từ lâu đã lo ngại việc trẻ em không chịu đọc sách. Một mối quan tâm tương tự cũng được đưa ra bởi các nhà xuất bản và tổ chức từ thiện xóa mù chữ.

Họ lo ngại rằng ngày nay những trò chơi điện tử, video trực tuyến và các mạng xã hội đang “bức tử” những kệ sách.

Tổ chức từ thiện Booktrust vừa thực hiện một cuộc khảo sát những người có độ tuổi từ18 đến 30. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy có hơn 60% số người tham gia khảo sát thích xem truyền hình hay đĩa DVD hơn là đọc sách. Thêm vào đó, một tỷ lệ tương tự những người trẻ tuổi nghĩ rằng Internet và máy tính sẽ hoàn toàn thay thế những cuốn sách trong 20 năm tới.

{keywords}

 Những tranh luận về vấn đề này lại tiếp tục nổi lên vào tháng 10 năm ngoái khimột nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho rằng số lượng lớn những người trẻ tuổi đã tốt nghiệp mà không rèn luyện được khả năng đọc hiểu tốt.

Trong số 24 nước công nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu, Anh là quốc gia duy nhất có kỹ năng đọc viết và tính toán của lớp người trẻ độ tuổi từ 16 đến 24 lại kém hơn so với những người lớn tuổi. (Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này ở Bắc Ireland thấp hơn, Scotland và xứ Wales không nằm trong diện nghiên cứu).

Mối quan tâm hàng đầu của OECD cùng với những kỹ năng dẫn dắt hợp lý là làm mọi người yêu thích việc đọc sách, yếu tố liên quan chặt chẽ với việc thành công của giáo dục.

Một phân tích của nhóm nguời Anh năm 1970 với khoảng 6.000 trẻ em đuợc sinh vào tháng 4 cùng năm, cho thấy kết quả học tập của trẻ có liên quan tới mức độ thường xuyên đọc sách nhiều hơn là cách giáo dục của cha mẹ. “Khả năng đọc sách một cách máy móc là quan trọng, nhưng đọc để có sự thích thú lại không nên tùy tiện.Những lợi ích của việc thích đọc sách sẽ theo trẻ tới suốt cuộc đời.” – Joanna, Giám đốc điều hành Nhà xuất bản Penguin (Anh) phát biểu.

Những tổ chức từ thiện xóa mù chữ đã thực hiện nhiều dự án khác nhau để thúc đẩy việc đọc sách, trong đó là họat động có tên gọi “Six Book Challenge” - thử thách với 6 cuốn sách. Họat động ra đời vào năm 2008 để khuyến khích độc giả phát triển thói quen đọc sách thông qua việc lựa chọn, đọc và bày tỏ quan điểm của họ về chính những cuốn sách mà họ đã đọc với mọi nguời.

Hay như “Premier League Reading Stars” - một dự án hợp tác của Tổ chức từ thiện về thể thao lớn nhất Vương quốc Anh ,The Football Foundation, Giải bóng đá Ngoại hạng Anh Premier League và Tổ chức từ thiện xóa mù chữ quốc gia Trust nhằm khai thác sức ảnh hưởng của những đội bóng với nguời hâm mộ để tạo ra động lực đọc sách cho mọi người. Họat động hướng đến những nhóm người có đam mê với bóng đá nhưng lại không quan tâm tới việc đọc sách.

Pavan, cậu bé người Anh có niềm đam mê với bóng đá đã đưa ra danh sách những hoạt động yêu thích của cậu trong ngày. Cậu nói rằng hoạt động yêu thích nhất của mình là chơi bóng đá ngoài trời, thứ 2 là chơi bóng trong nhà và thứ 3 là thực hành các kỹ năng bóng đá trên ghế sô-pha.

Riêng việc đọc sách, hoạt động mà theo Francis Bacon tuyên bố rằng sẽ “làm cho con người ta trưởng thành” thì lại bị cậu xếp xuống cuối danh sách sau hàng loạt những hoạt động giải trí như đi vũ trường, mua sắm, xem tivi, chơi game trên Xbox hay trò chuyện với bạn bè… Pavan hồn nhiên cho biết cậu chưa từng thấy hứng thú với việc đọc sách. “Nếu thấy buồn chán, em sẽ hỏi mượn mẹ điện thoại để chơi game.” - Cậu trả lời.

Dự án thực hiện để mỗi trong số 20 câu lạc bộ giải Ngoại hạng Anh sẽ đề cử ra một cầu thủ là Reading Star – ngôi sao đọc sách để giới thiệu cuốn sách yêu thích của mình với mọi người. Sau đó, trẻ em và cha mẹ của các gia đình đăng kí sẽ đuợc tham gia vào vào câu lạc bộ đọc sách của đội bóng yêu thích và đọc cuốn sách đã đuợc chọn ra từ ngôi sao của họ ở 3 thư viện công cộng. Và một số người tham gia may mắn sẽ đuợc gặp Ngôi sao đọc sách của câu lạc bộ bóng đá mà họ yêu thích.

Ở một số vùng như Harlesden, những sáng kiến như vậy đã thu hút đuợc vô số trẻ em và nguời lớn tham gia và làm cho họ gần gũi hơn với sách. Nhưng những họat động như vậy đang dần bị đứt đọan.

Vì vậy, các Tổ chức từ thiện xóa mù chữ đã hợp tác với nhau thực hiện một chiến dịch “Reading for Pleasure” - đọc để thấy niềm vui, với hy vọng chiến dịch sẽ có tác động lớn hơn, đặc biệt là trong công cuộc “vận động hành lang”.

“Chúng ta cần truyền một chút cứng rắn hơn lên các thông điệp. Một cuộc khủng hoảng dân trí trên cả nước. Chúng ta không nên để bất cứ ai không thể đọc chính xác khi họ rời trường.” - Joanna Prior nói.

Thực trạng xã hội lúc này cũng cần được chú trọng. Một khảo sát của tổ chức từ thiện xóa mù chữ quốc gia Trust của Anh năm 2011 về trẻ em Anh quốc đã phát hiện ra rằng 1/3 số nguời được hỏi đều trả lời rằng họ không có cuốn sách nào cho riêng mình. Trong số đó, 19% đều không kỳ vọng vào việc đọc sách sẽ giúp ích cho thế hệ của họ so với 7,6% đã sở hữu những cuốn sách cho riêng mình.

Chính vì thế, nhiều quan điểm khác nhau đã được nêu ra về việc chọn những thời điểm hoạt động để dự án mang lại hiệu quả nhất. Một số cho rằng nên tập trung vào khoảng thời gian khi một cuốn sách đi vào cuộc sống của một đứa trẻ, một số khác lại muốn đi sâu vào lứa tuổi 10 và 11, khi những sở thích khác thường đã qua đi trong khi những nguời khác lại thấy rằng nên can thiệp khi xúc cảm thờithanh thiếu niên  được hình thành, đó là khoảng thời gian quan trọng nhất.

Nhưng có một điểm chung rõ ràng là “Nếu bạn muốn hình thành thói quen đọc sách cho nguời khác, bạn cần phải thực hiện điều đó truớc khi họ trưởng thành.” - Louisa Livingston ở Hachette, nước Anh nói.

“Điều đó có nghĩa là phải làm cho trẻ em cảm thấy thoải mái khi xung quanh chúng là những cuốn sách, với những khu vực được trang bị đồ nội thất mềm trong các lớp học và sự hướng dẫn cho từng cá nhân để mỗi đứa trẻ có thể tìm đến những cuốn sách mà chúng cảm thấy thích thú. Thêm nữa, những cán bộ thư viện của trường học đang có nguy cơ bị cắt giảm tài trợ của chính phủ trong khi họ nên được xem là “những chuyên gia sách”. – Giám đốc điều hành NXB Penguin trả lời.

Trên hết, trong khi chính phủ kế nhiệm đang phiền lòng về kết quả kiểm tra thực trạng các trường học, các nhà xuất bản muốn nhưng chính trị gia nhận ra tầm quan trọng của việc tìm ra sự hứng thú đọc sách.

Trong khi cuộc tranh luận khiến dư luận rùm beng lên thì làn sóng công nghệ mới kéo tới khiến cho trẻ em khó có thể dành thời gian để đọc sách. Công nghệ hiện đại đã trang bị cho con người một kệ sách điện tử vô cùng phong phú, đa dạng. Mọingười không còn phải trùm chăn, soi đèn pin để đọc sách nếu khi ở trong đêm tối.

Hay trên một chuyến tàu dài, khi xưa bạn sẽ chẳng biết làm gì ngoài việc nhìn ra cửa sổ ngắm phong cảnh bên ngoài nhưng bây giờ, với một chiếc iPad hay điện thoại thông minh trong tay, thế giới rộng lớn xung quanh đã hoàn toàn hiện ra trước mắt bạn.

“Hiện nay có rất nhiều cuộc thử nghiệm đang được tiến hành nhưng phải đến 5 đến 10 năm nữa, con người mới có thể viết ra những câu chuyện theo cách của riêng mình.” – Jake Manion, Giám đốc sáng tạo Công ty đồ họa Aardman lập luận.

Thu Phương (Theo ft.com)