- Trả lời thẳng thắn các câu hỏi của phóng viên, ông Đào Duy Toàn (Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT - gọi tắt là công ty THT) phân trần về những điều dư luận quan tâm sau 2 bài viết “Chất độc chế vàng có trong đất và nước của dân thôn Rụt” và “Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới” trên báo VietNamNet.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Lật lại hồ sơ pháp lý của nhà máy làm vàng…
PV: Khi đặt nhà máy ở thôn Rụt (xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) chính xác công ty đã nói xây dựng nhà máy phục vụ mục đích gì với nhân dân ở đây?
Ông Đào Duy Toàn: “Khi có ý định đặt nhà máy ở thôn Rụt, công ty có trình bày rõ ràng ý định làm nhà máy chế biến quặng với dân và chính quyền. Sau đó được sự đồng ý của UBND xã, Mặt trận tổ quốc xã và chúng tôi có văn bản rõ ràng.
Nhà máy chế biến quặng đa kim được lập dự án từ năm 2006 - 2007, sau đó được UBND tỉnh cấp giấy đầu tư. Quy trình công nghệ của nhà máy được đánh giá bởi Sở Khoa học Công nghệ, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt bởi Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhà máy được xây dựng từ 2007 đến năm 2009 thì bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm.
PV: Nói về sự cố môi trường vừa qua, xã nói bể bị tràn, huyện nói ống bị vỡ, tỉnh kết luận trong quá trình thau, rửa dọn dẹp… nên hóa chất bị tràn ra. Ông có thể nói gì về những lý do này?
Ông Đào Duy Toàn: “Hoạt động của nhà máy chế biến quặng vàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn quặng. Hơn 3 năm qua, hoạt động khai thác quặng của công ty không đạt hiệu quả như mong muốn nên nhà máy sản xuất rất cầm chừng. Năm 2009 nhà máy chỉ hoạt động được 3 tháng rồi “đắp chiếu”.
Đến năm 2011 khi công ty tìm được nguồn quặng trở lại thì nhà máy mới sản xuất thử nghiệm để tiên lượng tinh quặng. Quá trình tinh tuyển quặng bằng trọng lực vừa được tiến hành thì sự sơ suất của công nhân khi bơm nước để thau rửa các bể quặng chứa hóa chất cũ đã gây hậu quả ra môi trường”.
Các bể mà người dân chụp được trong ảnh chỉ đơn thuần là quặng nghiền với nước và chưa qua xử lý hóa chất.
“Sai một li… đi ‘mười’ dặm”
PV: Trong khi thực hiện loạt bài viết này chúng tôi cũng nhận được công văn của UBND tỉnh Hòa Bình về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty. Trong đó phạt 70 triệu đối với hành vi đưa công trình vào vận hành chạy thử nghiệm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Phạt 15 triệu đồng đối với hành vi thải vào nước, đất các hóa chất độc hại, chất gây ô nhiễm ở thể rắn, bùn không đúng quy định. Phạt 5 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do chất thải nguy hại gây ra. Phạt 5 triệu đồng với hành vi không xây dựng và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Như vậy tổng tiền phạt đối với Công ty THT là 95 triệu đồng. Dư luận cho rằng đây là mức phạt quá nhẹ. Về phía công ty sự cố và mức phạt này cho các ông bài học gì?
Ông Đào Duy Toàn: Chỉ vì sơ suất của một người thau, rửa thùng bồn mà gần 5 tháng nhà máy không thể làm việc. Sai một li… đi ‘mười’ dặm. Mức phạt cũng như quá trình gián đoạn sản xuất là bài học lớn cho chúng tôi.
Là người làm lâu trong lĩnh vực tinh, tuyển quặng đa kim, tôi nhận thức được rằng nếu làm ẩu thì tôi sẽ là người phải lãnh hậu quả trước. Tôi là người ở nhà máy nhiều hơn cả công nhân, hóa chất thải ra ẩu tôi sẽ là người “dính” đầu tiên.
“Làm vàng mà ẩu tôi chết trước!…Tôi nói thật với chị đấy”.
Cam kết sẽ làm tử tế…
PV: Nhiều người dân có phản ánh rằng, nước của họ có mùi hôi không thể dùng làm nước ăn, từ tháng 9/2011 công ty có hỗ trợ 600 nghìn/1 tháng tiền đi gánh nước nhưng sau 3 tháng thì ngừng lại. Tại sao nhiều hộ dân không nhận được khoản tiền hỗ trợ này nữa?
Ông Đào Duy Toàn: Khi dân phản ánh rằng nước của họ có mùi hôi không sử dụng được, công ty đã có một thỏa thuận với dân: Tạm thời hỗ trợ tiền nước chờ đến lúc nhận được kết quả xét nghiệm nước. Nếu kết quả xét nghiệm với các chỉ số trong giới hạn cho phép của nước sinh hoạt, công ty sẽ ngừng trả tiền. Ngược lại nếu nước bị ô nhiễm do chất thải của công ty, chúng tôi sẽ trả tiền cho dân, thậm chí xây bể, xây hệ thống lọc nước để dân có nước dùng. Thế nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số trong nước giếng của dân đều ở trong giới hạn cho phép.
PV: Chúng tôi đang cầm trong tay bảng xét nghiệm đất, nước giếng, bùn ở ao trong khu vực công ty. Ở đây một số chỉ tiêu phân tích các thành phần độc hại như Thủy ngân, Chì, Kẽm, Đồng …vượt giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu về Asen vượt giới hạn cho phép 20 đến 30 lần. Dân có nguyện vọng khắc phục để môi trường trở về hiện trạng ban đầu, công ty có thể làm gì cho họ?
Ông Đào Duy Toàn: Chúng tôi có thể thực hiện việc khơi múc đi phần bùn, đất bị nhiễm một phần hóa chất và thuê chuyên gia về khử các chất độc còn trong nước. Asen là hợp chất từ quặng và quá trình tinh tuyển quặng… Chúng tôi nhận trách nhiệm này và sẽ khắc phục.
Trong nhiều buổi họp với dân thôn Rụt tôi luôn nói với họ rằng, mong tạo điều kiện để nhà máy hoạt động trở lại để khắc phục những vấn đề tồn tại như ý kiến của các cơ quan chức năng. Công ty ngừng làm việc lâu, công nhân, bảo vệ nhà máy rất khổ! Chúng tôi cam kết sẽ làm việc có trách nhiệm. Nếu dân muốn giám sát, chúng tôi mời 2 đến 3 người phản đối chúng tôi nhiều nhất những đại diện cho toàn bộ dân ở thôn đến công ty thăm, kiểm thường xuyên và công ty có thể trả lương cho họ.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Lật lại hồ sơ pháp lý của nhà máy làm vàng…
PV: Khi đặt nhà máy ở thôn Rụt (xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) chính xác công ty đã nói xây dựng nhà máy phục vụ mục đích gì với nhân dân ở đây?
Ông Đào Duy Toàn: “Khi có ý định đặt nhà máy ở thôn Rụt, công ty có trình bày rõ ràng ý định làm nhà máy chế biến quặng với dân và chính quyền. Sau đó được sự đồng ý của UBND xã, Mặt trận tổ quốc xã và chúng tôi có văn bản rõ ràng.
Văn bản nói rõ việc thành lập nhà máy chế biến quặng đa kim ở thôn Rụt. |
Nhà máy chế biến quặng đa kim được lập dự án từ năm 2006 - 2007, sau đó được UBND tỉnh cấp giấy đầu tư. Quy trình công nghệ của nhà máy được đánh giá bởi Sở Khoa học Công nghệ, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt bởi Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhà máy được xây dựng từ 2007 đến năm 2009 thì bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm.
PV: Nói về sự cố môi trường vừa qua, xã nói bể bị tràn, huyện nói ống bị vỡ, tỉnh kết luận trong quá trình thau, rửa dọn dẹp… nên hóa chất bị tràn ra. Ông có thể nói gì về những lý do này?
Ông Đào Duy Toàn: “Hoạt động của nhà máy chế biến quặng vàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn quặng. Hơn 3 năm qua, hoạt động khai thác quặng của công ty không đạt hiệu quả như mong muốn nên nhà máy sản xuất rất cầm chừng. Năm 2009 nhà máy chỉ hoạt động được 3 tháng rồi “đắp chiếu”.
Đến năm 2011 khi công ty tìm được nguồn quặng trở lại thì nhà máy mới sản xuất thử nghiệm để tiên lượng tinh quặng. Quá trình tinh tuyển quặng bằng trọng lực vừa được tiến hành thì sự sơ suất của công nhân khi bơm nước để thau rửa các bể quặng chứa hóa chất cũ đã gây hậu quả ra môi trường”.
Các bể mà người dân chụp được trong ảnh chỉ đơn thuần là quặng nghiền với nước và chưa qua xử lý hóa chất.
“Sai một li… đi ‘mười’ dặm”
PV: Trong khi thực hiện loạt bài viết này chúng tôi cũng nhận được công văn của UBND tỉnh Hòa Bình về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty. Trong đó phạt 70 triệu đối với hành vi đưa công trình vào vận hành chạy thử nghiệm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Phạt 15 triệu đồng đối với hành vi thải vào nước, đất các hóa chất độc hại, chất gây ô nhiễm ở thể rắn, bùn không đúng quy định. Phạt 5 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do chất thải nguy hại gây ra. Phạt 5 triệu đồng với hành vi không xây dựng và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Như vậy tổng tiền phạt đối với Công ty THT là 95 triệu đồng. Dư luận cho rằng đây là mức phạt quá nhẹ. Về phía công ty sự cố và mức phạt này cho các ông bài học gì?
Ông Đào Duy Toàn: Chỉ vì sơ suất của một người thau, rửa thùng bồn mà gần 5 tháng nhà máy không thể làm việc. Sai một li… đi ‘mười’ dặm. Mức phạt cũng như quá trình gián đoạn sản xuất là bài học lớn cho chúng tôi.
Nếu nhà máy hoạt động trở lại, mong rằng lãnh đạo nhà máy sẽ giữ vững cam kết với dân. |
Là người làm lâu trong lĩnh vực tinh, tuyển quặng đa kim, tôi nhận thức được rằng nếu làm ẩu thì tôi sẽ là người phải lãnh hậu quả trước. Tôi là người ở nhà máy nhiều hơn cả công nhân, hóa chất thải ra ẩu tôi sẽ là người “dính” đầu tiên.
“Làm vàng mà ẩu tôi chết trước!…Tôi nói thật với chị đấy”.
Cam kết sẽ làm tử tế…
PV: Nhiều người dân có phản ánh rằng, nước của họ có mùi hôi không thể dùng làm nước ăn, từ tháng 9/2011 công ty có hỗ trợ 600 nghìn/1 tháng tiền đi gánh nước nhưng sau 3 tháng thì ngừng lại. Tại sao nhiều hộ dân không nhận được khoản tiền hỗ trợ này nữa?
Ông Đào Duy Toàn: Khi dân phản ánh rằng nước của họ có mùi hôi không sử dụng được, công ty đã có một thỏa thuận với dân: Tạm thời hỗ trợ tiền nước chờ đến lúc nhận được kết quả xét nghiệm nước. Nếu kết quả xét nghiệm với các chỉ số trong giới hạn cho phép của nước sinh hoạt, công ty sẽ ngừng trả tiền. Ngược lại nếu nước bị ô nhiễm do chất thải của công ty, chúng tôi sẽ trả tiền cho dân, thậm chí xây bể, xây hệ thống lọc nước để dân có nước dùng. Thế nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số trong nước giếng của dân đều ở trong giới hạn cho phép.
PV: Chúng tôi đang cầm trong tay bảng xét nghiệm đất, nước giếng, bùn ở ao trong khu vực công ty. Ở đây một số chỉ tiêu phân tích các thành phần độc hại như Thủy ngân, Chì, Kẽm, Đồng …vượt giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu về Asen vượt giới hạn cho phép 20 đến 30 lần. Dân có nguyện vọng khắc phục để môi trường trở về hiện trạng ban đầu, công ty có thể làm gì cho họ?
Ông Đào Duy Toàn: Chúng tôi có thể thực hiện việc khơi múc đi phần bùn, đất bị nhiễm một phần hóa chất và thuê chuyên gia về khử các chất độc còn trong nước. Asen là hợp chất từ quặng và quá trình tinh tuyển quặng… Chúng tôi nhận trách nhiệm này và sẽ khắc phục.
Trong nhiều buổi họp với dân thôn Rụt tôi luôn nói với họ rằng, mong tạo điều kiện để nhà máy hoạt động trở lại để khắc phục những vấn đề tồn tại như ý kiến của các cơ quan chức năng. Công ty ngừng làm việc lâu, công nhân, bảo vệ nhà máy rất khổ! Chúng tôi cam kết sẽ làm việc có trách nhiệm. Nếu dân muốn giám sát, chúng tôi mời 2 đến 3 người phản đối chúng tôi nhiều nhất những đại diện cho toàn bộ dân ở thôn đến công ty thăm, kiểm thường xuyên và công ty có thể trả lương cho họ.
- Tĩnh Phan