Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới có tổng diện tích tự nhiên 832.076 ha, đất nông nghiệp chiếm khoảng 82%; dân số năm 2022 khoảng 802 nghìn người với gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Trên địa bàn tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gồm Nùng, Tày, Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông.

Toàn tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố với 200 xã, phường, thị trấn, trong đó có 181 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng. Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi rõ rệt, kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư xây dựng, kinh tế - xã hội ở nông thôn từng bước phát triển khá toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Qua đó đã tạo được niềm tin sâu rộng đối với các tầng lớp nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Làm đường giao thông nông thôn ở Lạng Sơn.

Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lạng Sơn còn chú trọng ban hành cơ chế, chính sách và các kế hoạch, đề án của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ban, ngành ban hành nhiều văn bản triển khai, hướng dẫn các nội dung thực hiện chương trình, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình theo quy định.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện chương trình được quan tâm thực hiện. Xác định công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, tỉnh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện phong trào thi đua “Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021 - 2025.

Các cấp, ngành, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đã thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua “Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

 Xây dựng các công trình khang trang ở vùng nông thôn của Lạng Sơn.

Để chương trình NTM phát triển hơn nữa, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, chú trọng công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm hay trong xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn cũng quan tâm chỉ đạo xây dựng các mô hình cụ thể trong xây dựng nông thôn mới, mang tính trực quan để làm hình mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động, đi sâu vào những nội dung tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, thay đổi nếp sống, phong tục lạc hậu, đổi mới tư duy, cách thức sản xuất, nâng cao thu nhập, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an ninh, quốc phòng khu vực nông thôn.

Từ những việc làm nêu trên, đến nay các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được hơn 3.786 hội nghị, cuộc sinh hoạt chuyên đề, với hơn 183.450 lượt người tham gia.

Nhiều đơn vị đã có cách làm mới, sáng tạo, phát huy được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo được sức lan tỏa và hiệu ứng xã hội rộng khắp như: Phong trào “Ngày thứ Bảy đi cơ sở xây dựng NTM”; “Ngày Chủ nhật đỏ chung sức xây dựng NTM”...

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia trên toàn tỉnh và phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ngành thực hiện nhiệm vụ chương trình xây dựng NTM.

Chỉ đạo 11/11 huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình chương trình mục tiêu quốc gia, 181/181 xã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng NTM cấp xã và thành lập Ban Phát triển thôn theo quy định. Ban Chỉ đạo các cấp đều có quy chế hoạt động và có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn, phụ trách các tiêu chí theo lĩnh vực công tác, quản lý.

Tập trung lập kế hoạch, phân bổ, sử dụng vốn ngân sách Trung ương và huy động các nguồn lực thực hiện chương trình. Trong đó, công tác lập, thẩm định, phê duyệt, giao dự toán hằng năm và trung hạn 5 năm giai đoạn và 2021 - 2025.

Hải Dương và nhóm PV, BTV