Trung bình, một CEO doanh nghiệp nhỏ thường ra từ 10 - 20 quyết định trong ngày, con số này đối với CEO tập đoàn lớn có thể lên tới hàng trăm quyết định. Vậy đâu là bí quyết ?

1. Xác định rõ các vấn đề của một quyết định

Một nhà quản trị nổi tiếng đã nói: ‘Xác định đúng vấn đề là thành công được một nửa công việc’. Đầu tiên, cần xác định các vấn đề của quyết đinh. Việc tìm ra vấn đề là một bước quan trọng trong tiến trình ra quyết định, vì không thể sửa sai khi không biết mình sai cái gì hoặc không thể quyêt định một việc không thật sự cần thiết với doanh nghiệp.

2. Đưa ra những sự lựa chọn

Sau khi xác định rõ vấn đề cần giải quyết, giờ là lúc khởi nghiệp đưa ra những lựa chọn và đánh giá từng lựa chọn cụ thể. Ví dụ: trước khi khởi nghiệp viên quyết định chọn lựa đối tác, hãy tham khảo thêm một vài những đối tác khác và so sánh giữa họ. Khi có thêm sự lựa chọn, chắc chắn quyết định được đưa ra sẽ hiệu quả hơn

3. Xác định các tiêu chuẩn khi đưa quyết định

Tiêu chuẩn của quyết định nghĩa là những căn cứ được xem xét để đi đến sự chọn lựa quyết định. Ví dụ như việc mua máy tính, những tiêu chuẩn này bao gồm giá cả, dịch vụ, thời gian bảo hành, độ tin cậy, mẫu mã. Trong bước này, việc xác định không đầy đủ những tiêu chuẩn (đặc biệt những tiêu chuẩn ảnh hưởng nhiều đến quyết định) sẽ có thể dẫn đến tính kém hiệu quả của quyết định.

4. Ra quyêt định

Đây là thời điểm khởi nghiệp đưa ra quyết định sau khi đã thực hiện những bước trên. Hãy chắc chắn những thông tin trong quyết định được truyền tài một cách chính xác, thái độ đúng đắn và được nhận bởi một cá nhân, nhóm có trách nhiệm bằng cách đặt ra những câu hỏi như:

-  Ai thực hiện?

-  Bao giờ bắt đầu? Bao giờ kết thúc? Tiến độ thực hiện như thế nào?

-  Thực hiện bằng phương tiện nào?

5. Đánh giá kết quả sau khi ra quyết định

Sau mỗi quyết định được đưa ra, khởi nghiệp nên đánh giá những thay đổi tích cực và tiêu cực đối với doanh nghiệp. Hãy tự đặt ra những câu hỏi sau:

-  Kết quả thực hiện mục tiêu của quyết định.

-  Các sai lệch và nguyên nhân của các sai lệch.

-  Các tiềm năng chưa được sử dụng trong quá trình thực hiện quyết định.

-  Các kinh nghiệm và bài học thu được.

Những trình tự trên có thể thay đổi tùy từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên đây là những bước cơ bản nhất giúp khởi nghiệp có thể đưa ra được những quyêt định đúng đắn và xây dựng được quy trình làm việc chuyên nghiệp.