Cụ thể, huyện Si Ma Cai có 04 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn gồm: mô hình phát triển cây dược liệu, mô hình trồng cây quýt Mường Khương, mô hình cải tạo chăm sóc cây ăn quả ôn đới và mô hình phát triển đàn ngựa bạch.

Huyện Mường Khương có 02 dự án, gồm mô hình phát triển chăn nuôi ngựa (gồm ngựa sinh sản và ngựa đực) và mô hình nhân rộng cây hồng giòn.

Huyện Bắc Hà có 04 mô hình được nhân rộng, đó là mô hình: trồng ớt,  lạc đỏ địa phương, cây ăn quả ôn đới và cây cát cánh.

Huyện Bát Xát được nhân rộng 03 mô hình: chăn nuôi lợn sinh sản, bảo tồn và phát triển đàn lợn bản địa; trồng cây Hoàng Sin Cô và mô hình liên kết trồng cây su su.

{keywords}
Lào Cai chi hơn 26 tỷ nhân rộng 20 mô hình giảm nghèo.

Huyện Sa Pa có 02 mô hình nhân rộng: phát triển chăn nuôi lợn đen sinh sản địa phương và phát triển nấm linh chi gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Các huyện Văn Bàn và Bảo Yên, mỗi huyện có 01 mô hình được nhân rộng lần lượt gồm: mô hình mở rộng sản xuất hàng hóa cây măng sặt và mô hình chăn nuôi dê sinh sản.

Riêng huyện Bảo Thắng có 01 mô hình nhân rộng về liên kết chăn nuôi bò lai sinh sinh sản và 01 dự án phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế.

Các dự án nhân rộng mô hình nêu trên được triển khai thực hiện tại các xã biên giới; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 của Tỉnh ủy.

Đồng thời các mô hình thực hiện theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa.

Thúy Nga
Ảnh: Anh Dũng