Là một gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội, dù 23 tháng Chạp năm nay có mưa, nhưng bà Nguyễn Thị Nhàn không bỏ thói quen dậy sớm để biện lễ cúng ông Công, ông Táo.

Vào mỗi dịp 23 tháng Chạp, gia đình ông Lê Tiến Bồng, bà Nguyễn Thị Nhàn (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) lại tập trung các con cháu nội ngoại để biện lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Cũng như nhiều gia đình Việt, ngày cúng ông Công, ông Táo được gia đình ông Bồng, bà Nhàn rất coi trọng. Ngay từ sáng sớm, cả gia đình đã cùng nhau trở dậy để chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ.

Dù ngày lễ rơi vào ngày thường hay ngày cuối tuần, năm nào cũng vậy, gia đình vẫn cúng đúng ngày 23, theo lệ cổ truyền lại. Bà Nhàn giảng giải: “Nghi lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, cũng là ngày bắt đầu dịp Tết Nguyên đán. Ông Táo là các vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình, gồm hai ông và một bà, được tượng trưng là 3 vị “đầu rau” trong nhà bếp; còn ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Ngày này là ngày các ông lên báo cáo với tổng kết với Ngọc Hoàng mọi việc gia chủ đã làm trong năm cũng như những sự kiện xảy ra dưới trần gian suốt năm qua, nên phải biện lễ cúng tiễn các ông”.

 

{keywords}

Từ 5 giờ 30 sáng, bà Nhàn đã ra chợ chọn mua những chú "ngựa hồng" đẹp nhất để làm phương tiện cho ông Công, ông Táo chầu trời.

 

{keywords}

Bà bảo, phải chọn cá chép vàng chuẩn, không lai diếc, đuôi dài, vây cánh tiên, màu sắc đồng đều, không có chấm đen mới là cá đẹp.

{keywords}

Trời mưa nhưng bà và con gái vẫn nán lại chọn những thức quả đẹp nhất...

 

{keywords}

... và hoa truyền thống để bày biện ban thờ.

 

{keywords}

Cô Lê Thị Ngọc Minh, vừa trở về sau chuyến công tác hơn 4 năm tại Nga cũng đến đi chợ cùng mẹ để biện đồ lễ. Cô Minh tâm sự: "Tôi sống nhiều năm ở nước ngoài, những ngày lễ như ông Công, ông Táo, giao thừa, được gặp gỡ chúc Tết cộng đồng người Việt ở đó, thấy nhớ các phong tục cổ truyền, nhớ bố mẹ, gia đình, cội nguồn da diết. Ở Nga, bà con cũng tự tổ chức Tết theo đúng giờ Việt Nam, cũng tự cho phép mình nghỉ một vài ngày. Những năm ấy, nhiều khi chỉ một ít vàng mã, tiền cúng chúng sinh, bó hương từ Việt Nam mang sang cũng thấy quý, cũng làm mình xúc động nhớ đến không khí Tết. Năm ngoái tôi đón ngày ông Công, ông Táo ở Nga, phải cúng cá giấy chứ làm gì có điều kiện để thả cá thật như ở mình đâu!"

{keywords}

Khi vợ và con gái đi chợ về ông Lê Tiến Bồng tranh thủ giúp bà sửa soạn lễ lên ban thờ trước .Từ hôm 22 tháng Chạp, ông Bồng đã bao sái (dọn dẹp, làm sạch – PV) ban thờ tổ tiên, chuẩn bị cho những ngày Tết nguyên đán sắp tới. Ông bảo, phải bao sái ban thờ trước khi làm lễ cúng ông Công, ông Táo cho trang nghiêm.

 

{keywords}

Bé Ngọc Hân (chắt nội của hai ông bà) ngủ chưa đẫy giấc, nhưng thấy cả nhà nhộn nhịp cũng dậy chơi

 

{keywords}

Mỗi người được phân công một việc để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. Chị Thu Trà được phân công nhiệm vụ đồ xôi gấc từ sáng sớm.

{keywords}

Mâm cỗ xong xuôi được bày biện cẩn thận. Lễ vật cúng ông Công, ông Táo đơn sơ hay cầu kỳ là tùy điều kiện gia chủ, nhưng không thể thiếu những chú cá chép đỏ.

{keywords}

"Mâm cúng ông Công, ông Táo được đặt dưới bếp mới là chuẩn" - bà cho biết.

{keywords}

Bà Nhàn bảo, gia đình bà vẫn giữ nếp xưa truyền thống của dân tộc, dạy con cháu nhớ về cội nguồn.

{keywords}

Sau khi lễ cúng đã xong, hương cháy hết ông Bồng cùng các cháu hóa vàng và đi thả cá.

 

{keywords}

Bé Bảo Hân và bé Hải Long thích thú nghịch cá vàng.

{keywords}

Vừa cho cá vào túi để đem đi thả ông vừa giảng giải cho cháu về truyền thuyết ông Công, ông Táo, về ý nghĩa của thả cá chép phóng sinh.

{keywords}

Khoảng 9 - 10 giờ sáng cả nhà cùng nhau ra hồ thả cá chép, theo quan niệm thời điểm thả cá chép đẹp nhất là thời gian này để "đường sá" thông thoáng, mát mẻ kẻo ông Táo không kịp giờ lên chầu Ngọc Hoàng.

 

Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa có gì?

Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa có gì?

Trong mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa luôn chứa đựng một sự nhẹ nhàng, thanh tao và tinh tế.

Ý nghĩa tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp

Theo phong tục cổ truyền, 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà...

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm cơm tiễn ông Công ông Táo về Trời. GS Lương Ngọc Huỳnh có một số lưu ý cho các gia đình khi chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân...

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.

 

(Theo Trí Thức Trẻ)